Khoảng trống để lại sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực không chỉ là bài toán về thủ tục.Trong bối cảnh đó, luật hóa Nghị quyết 42 không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà là quyết định chiến lược để mở ra không gian tăng trưởng mới.
Nhiều ngân hàng đã bắt tay xây dựng quy trình nội bộ để tăng tốc xử lý nợ xấu ngay sau khi Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực (ngày 15/10/2025) và Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn. Theo các chuyên gia, sẽ không có chuyện ngân hàng được tùy tiện siết nợ.
Một trong những giải pháp xử lý nợ xấu đáng chú ý được một số chuyên gia kinh tế hiến kế là chuyển nợ xấu thành loại trái phiếu có thanh khoản cao hơn, thậm chí là chuyển thành trái phiếu chính phủ.
Trải qua cơn bão lịch sử mạnh nhất trong vòng 50 năm qua, người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh… đã chịu nhiều mất mát, thương vong. Trước tổn thất nặng nề đó, Ngân hàng Quốc dân (NCB) đã kêu gọi hơn 2000 CBNV của ngân hàng đóng góp 1 ngày lương để ủng hộ đồng bào miền Trung và tham gia cùng đoàn cứu trợ về các tỉnh thiệt hại nặng nề để hỗ trợ và giúp đỡ bà con.
Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC Nguyễn Quốc Hùng cho hay, kể từ khi thành lập đến nay, VAMC đã tiếp xúc với 35 nhà đầu tư quốc tế, 17 nhà đầu tư trong nước. Trong đó, đã ký kết bảo mật thông tin với 13 nhà đầu tư quốc tế và 6 nhà đầu tư trong nước.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nợ xấu chậm được xử lý thời gian qua do ít nhất 3 nguyên nhân: Thứ nhất là đổ hết lỗi gây ra nợ xấu cho ngân hàng. Thứ hai, phó thác hết trách nhiệm xử lý nợ xấu cho ngân hàng và thứ ba là không sửa đổi pháp luật hỗ trợ xử lý nợ xấu cho ngân hàng. Theo chuyên gia này, cần sửa một số Luật và ban hành đạo luật riêng về xử lý nợ xấu.
“Nếu hiểu và áp mức trần lãi suất 20% không đúng sẽ gây ra những méo mó về phân bổ nguồn lực của nền kinh tế, vi phạm nguyên tắc căn bản của thị trường tài chính, làm đổ sông, đổ bể mục tiêu tự do hóa lãi suất mà chúng ta đang nỗ lực hướng tới”, ông Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) nêu quan điểm.