
-
Sunshine Group bắt tay “ông lớn” Dubai đưa trải nghiệm ẩm thực quốc tế về Tây Hồ Tây
-
Bất động sản Đà Nẵng - Hội An: Tọa độ đầu tư mới
-
Giá trị sống của giới tinh anh và vị thế trong đô thị hiện đại
-
Điểm sáng đầu tư tại Hưng Yên hội tụ “kiềng 3 chân” giao thông - công nghiệp - đô thị -
Isla Bella - Chìa khóa khai mở “kỷ nguyên nghỉ dưỡng” 365 ngày tại miền Bắc -
Vingroup mở lối “Tây tiến”, đánh thức vùng đất vàng Đức Hòa, kiến tạo đô thị triệu cơ hội -
Sun Group khởi công khu đô thị biển 37.000 tỷ đồng lớn bậc nhất Vũng Tàu
![]() |
Bộ Xây dựng đề nghị, khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, các địa phương phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, thời thời gian qua, tác động của dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, nhất là các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp. Việc sản xuất kinh doanh ở các khu công nghiệp gặp khó khăn, làm đứt gẫy chuỗi cung ứng sản xuất, thiếu hụt lực lượng lao động...
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do các địa phương chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà công nhân (nhà lưu trú), nên không đảm bảo được việc thực hiện 3 tại chỗ (ăn, ngủ, làm việc) tại khu công nghiệp - Bộ Xây dựng nêu rõ.
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nêu trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phòng chống dịch COVID-19 để bảo vệ sức khỏe, việc làm, thu nhập của người lao động cùng các gói hỗ trợ công nhân lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn. Cụ thể, ngày 14/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động; ngày 12/8/2021 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP về phiên họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021.
Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ ngành, địa phương khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách; chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan có giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở cho tại các khu công nghiệp.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng cho biết, về lâu dài, Bộ đang tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở 2014; trong đó chính sách nhà công nhân được nghiên cứu, quy định cụ thể hơn để khuyến khích đầu tư phát triển. Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp trong thời điểm trước mắt, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương phối hợp và tập trung triển khai một số giải pháp.
Bộ Xây dựng đề nghị, khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, các địa phương phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân, thiết chế của công đoàn đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp đó.
Bên cạnh đó, các địa phương cần có cơ chế, giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội; đặc biệt là nhà cho công nhân thuê tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Cùng đó, nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân cần được nâng cao chất lượng; có cơ cấu sản phẩm nhà cho thuê phù hợp với nhu cầu của người lao động, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp.
Các địa phương cần bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể dục, thể thao... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội; nhất là tại khu vực có đông công nhân và người lao động.
Cùng với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn, các địa phương cần tập trung chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp mà Thủ tướng Chính phủ đã giao trong Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017 về việc đẩy mạnh phát triển nhà xã hội.
Đồng thời, các địa phương phối hợp chặt chẽ với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong việc triển khai Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 và Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất bao gồm: nhà ở, nhà trẻ, siêu thị, y tế, giáo dục và các công trình văn hóa, thể thao. Mục tiêu đặt ra là từ năm 2026 trở đi, tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế công đoàn.
-
Masterise Homes đón đầu quy hoạch, cùng TP. Hải Phòng vươn mình thời đại mới -
Nhà đầu tư chạy đua đón sóng hạ tầng Tây Thăng Long với dự án “hot” nhất phía Tây -
Liên danh 5 doanh nghiệp trúng thầu dự án nhà ở xã hội hơn 1.000 tỷ đồng tại Hòa Châu -
Giá nhà ở thấp tầng dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm 2025 -
Phát triển đô thị tại Quảng Trị: Cú hích từ Centa Diamond Riverside -
Ra mắt văn phòng bán hàng và sa bàn dự án Hoang Huy New City -
Hưởng “lợi nhuận kép” và đặc quyền nghỉ dưỡng 5 sao từ Villa Le Corail, A Gran Meliá Hotel
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/5
-
2 Tiếng nói doanh nhân: Chúng tôi sẽ làm nhiều việc đã ấp ủ từ lâu
-
3 Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
4 Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/5
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Hisense tỏa sáng tại Cannes
-
ChangAn ra mắt nhà máy Rayong
-
Trinasolar ra mắt giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến tại Solar & Storage Live Philippines