Dòng tiền bùng nổ vào ngân hàng và chứng khoán. Trong đó, SHB đóng cửa tăng kịch biên độ và dẫn đầu về thanh khoản cùng lực cầu mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo chuyên gia phòng Môi giới Năng động ABS, CTCK Vietcap thị trường đã xác nhận xu hướng tăng ngắn hạn, nhưng đang có dấu hiệu FOMO, nhà đầu tư cần giữ tỷ trọng tiền mặt nhất định.
Nhìn từ “cơn uất nghẹn lịch sử” do vụ trái phiếu hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tạo nên, có thể thấy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nắn dòng tiền từ kênh huy động vốn này chảy về doanh nghiệp là chưa đủ. Niềm tin mới là điều kiện cần, nếu không muốn nói là cốt tử.
Tiềm năng phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam còn rất lớn, cộng thêm nhiều năm qua chưa có thêm công ty tài chính nào được cấp phép, khiến giá chuyển nhượng của các công ty tài chính ngày càng tăng.
Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Sắc đỏ áp đảo khiến các trụ cột lớn như VCB, HPG, VHM dù tăng cũng không “gánh” được thị trường.
Không chỉ bật tăng theo “sóng” cổ phiếu vừa và nhỏ, cổ phiếu ITA của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo còn hút dòng tiền bởi thông tin về hoạt động đầu tư và kế hoạch niêm yết tại Mỹ. Tuy nhiên, động thái tăng nóng cũng phát đi những tín hiệu cảnh báo.
Cổ phiếu VND phiên 6/6 bứt phá khi tăng kịch trần lên 19.300 đồng/cp, khớp lệnh khủng nhất trên sàn HOSE với hơn 52,22 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch gần 1.000 tỷ đồng được trao tay.
Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Phiên tăng kịch biên độ giúp giá trị vốn hóa của VNDirect vượt ngưỡng tỷ đô. Không riêng VND, có tới hơn 40 mã chứng khoán khác cũng tăng kịch biên độ. Sắc xanh áp đảo trên ba sàn.