Dòng tiền khối ngoại mua ròng mạnh trở lại một phần nhờ kỳ vọng nâng hạng thị trường. Sự chuẩn bị từ những thay đổi pháp lý và giỏ “hàng hóa” trên thị trường là cơ sở để thu hút dòng vốn này.
Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng hợp lý, hướng tới các mã có nền tảng cơ bản tốt, đầu ngành trong các ngành chiến lược, tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế.
Khối ngoại đã mua ròng 3 phiên liên tiếp, với hoạt động giải ngân tập trung vào một số cổ phiếu như FPT, ACB... Đây cũng là những cổ phiếu đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho chỉ số chung.
VN-Index đã tăng gần 7 điểm trong phiên 2/7 nhờ sự nâng đỡ tích cực từ nhóm cổ phiếu Ngân hàng, Chứng khoán, Thép, và Khu công nghiệp. Điểm sáng của phiên còn là động thái mua ròng 940 tỷ đồng của khối ngoại.
Chiều 2/7, chia sẻ với báo chí, ông Hoàng Văn Thu - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cập nhật về lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi theo mục tiêu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS), Công ty Cổ phần KITA Invest đã chi gần 800 tỷ đồng để mua lại toàn bộ phần còn lại của ba lô trái phiếu được phát hành năm 2020 vào ngày 18/6/2025, qua đó chính thức tất toán toàn bộ các lô trái phiếu này.
Ông Nguyễn Xuân Thiện - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xuân Thiện dự kiến chi 500 tỷ đồng để mua vào cổ phiếu của Công ty chứng khoán Sen Vàng trong đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ.
Theo báo cáo của IMARC Group, quy mô thị trường Fintech Việt Nam đã đạt khoảng 16,9 tỷ USD vào cuối năm 2024 và được dự báo sẽ tăng lên 62,7 tỷ USD vào năm 2033, với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,2%/năm.
Việc siết tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ từ ngày 1/7/2025 vừa là chốt chặn quan trọng bảo vệ nhà đầu tư, vừa là động lực để doanh nghiệp tái cơ cấu tài chính.
Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã NTC) nộp hồ sơ chuyển sàn toàn bộ gần 24 triệu cổ phiếu trong bối cảnh khó khăn của thị trường chứng khoán nói chung và ngành bất động sản công nghiệp nói riêng.