-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Có thể thấy, sau cơn suy thoái thị trường địa ốc năm 2008, hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản đã diễn ra mạnh mẽ trong khoảng từ năm 2009 - 2011. Giai đoạn này, bất động sản là một trong những ngành có số thương vụ và giá trị chuyển nhượng lớn nhất tại Việt Nam, chỉ sau lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tài chính.
Là ngành có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của thị trường M&A tại Việt Nam, không khó để nhận ra bất động sản đã đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng mạnh mẽ về tổng giá trị các thương vụ M&A trong nước, từ 1,08 tỷ USD năm 2009, lên đến 5,1 tỷ USD năm 2012.
Hay chỉ trong 2 năm 2011 và 2010, thị trường M&A đã có mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Năm 2011, tổng giá trị các thương vụ M&A đạt 4,7 tỷ USD, tăng trưởng ấn tượng so với con số 1,7 tỷ USD năm 2010.
Có hai lý do cung - cầu để giải thích câu chuyện này!
Về phía cung, chắc chắn suy thoái, khủng hoảng tạo ra sự kiệt quệ cho một lớp không nhỏ chủ đầu tư, nhà đầu tư và với họ, bán dự án với giá có thể bán để “đắp đổi”, gầy dựng lại doanh nghiệp là chuyện không thể không làm.
Về sức cầu, sau mỗi cuộc khủng hoảng sẽ xuất hiện một lớp đại gia mới, đó là những người “rủng rỉnh” tài chính, biết chớp cơ hội để mua những tài sản giá trị với giá hấp dẫn.
Quay lại câu chuyện ở thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 đang khiến toàn nền kinh tế nói chung, lĩnh vực bất động sản nói riêng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Trong các khó khăn chung của cộng đồng doanh nghiệp, các thành viên lĩnh vực địa ốc dường như đang vất vả nhất để vật lộn tồn tại.
Trong khi dòng tiền đầu vào bị chặn đứng do không bán được hàng, tắc về dự án, thì hàng loạt các chi phí như lãi vay, vận hành, thuê kho bãi, nhà xưởng vẫn phải thực hiện đúng nghĩa vụ.
Đã có những chủ đầu tư tại Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng rao bán cả dự án khách sạn, một điều vốn ít khi xảy ra trước đây, cho thấy thế bĩ bực của các doanh nghiệp ngành địa ốc.
Và như chia sẻ của đại diện một chủ đầu tư, thì dù biết đây không phải là thời điểm thích hợp để rao bán dự án, vì sẽ bị ép giá, nhưng thực tình thì doanh nghiệp cũng không gượng nổi thêm nữa.
Dầu vậy, bối cảnh hiện tại dường như lại là dự báo cho hoạt động M&A dự án diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Dự đoán về thị trường M&A lĩnh vực bất động sản, bà Hoàng Nguyệt Minh, Phó giám đốc, Bộ phận Tư vấn Đầu tư, Savills Hà Nội cho rằng, trái ngược với lo ngại về tình hình M&A ảm đạm do Covid-19, các nhà đầu tư có nguồn vốn vững chắc vẫn lựa chọn thời điểm này để tìm mua các tài sản đang bị áp lực nợ (hay còn gọi là distressed assets), hoặc những tài sản tại vị trí đắc địa trước đây không có nhu cầu chuyển nhượng, nhưng do cần huy động nguồn tiền mà được đưa ra chào bán.
Theo dự đoán của đại diện Savills, phân khúc thu hút các nhà đầu tư nhất trong năm nay vẫn là văn phòng và đất dự án triển khai phức hợp căn hộ và thương mại dịch vụ. Riêng với dòng sản phẩm khách sạn, trừ trường hợp ở vị trí đắc địa sẽ vẫn được quan tâm, tuy nhiên giá trị sẽ bị giảm nếu chào bán trong thời điểm này.
Đồng quan điểm, cho rằng hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản sẽ có diễn biến sôi động trong năm 2020, bà Bùi Nguyễn Huyền Trang, Giám đốc cấp cao JLL Việt Nam đánh giá, các dự án có quy hoạch tốt, pháp lý rõ ràng sẽ vẫn thu hút được vốn đầu tư, bởi hiện nhà đầu tư ngoại vẫn đang tìm kiếm cơ hội ở thị trường trong nước.
Lý giải rõ hơn, đại diện JLL cho rằng, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, một số chủ đầu tư không có nguồn vốn tốt sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Việc phụ thuộc nhiều vào vốn vay, rồi dự án đình trệ, khách du lịch sụt giảm sẽ khiến các doanh nghiệp không có sức khỏe tốt gặp khó khăn và có thể phải thực hiện các hoạt động M&A.
Cơ hội thị trường vẫn còn ở phía trước, câu chuyện hiện nay với các doanh nghiệp là sửa soạn cho mình một hồ sơ đẹp, điều này đúng với cả bên bán và bên mua.
Những chuyển động gần đây cho thấy, dường như các “thợ săn” bắt đầu ngó nghiêng để chuẩn bị cho mùa shopping dự án đang đến gần.
-
Long An: Huy động nguồn lực của doanh nghiệp để phát triển nhà ở xã hội -
Tập trung phát triển phân khúc đáp ứng nhu cầu thực -
Khơi thông dòng vốn tín dụng, nhà ở xã hội kỳ vọng khởi sắc -
Phá bỏ quan điểm sai lệch "nhà ở xã hội là câu chuyện từ thiện, rẻ mạt" -
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các giải pháp thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản -
M&A - “phao cứu sinh” doanh nghiệp bất động sản -
Quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực từ ngày 1/4/2023
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025