-
Bất động sản năm 2025: Xuống tiền tại Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng? -
16 dự án nhà ở xã hội đã ký hợp đồng tín dụng vay vốn từ gói 120.000 tỷ đồng -
Mùa Tết, doanh nghiệp địa ốc mạnh tay kích cầu -
Giải cứu các khu đô thị bỏ hoang - những “kho chứa tài sản chết” -
Tổng giao dịch bất động sản năm 2024 ở Khánh Hòa đạt hơn 46.685 tỷ đồng -
Thị trường bất động sản 2025 sẽ “trưởng thành” hơn -
Phân khúc căn hộ chung cư “khuấy đảo” thị trường Đà Nẵng
Nhiều nơi xác lập giá mới
Thị trường bất động sản TP.HCM trải qua quý I với lượng sản phẩm mở bán mới thấp kỷ lục, tuy nhiên, bước sang quý II với sự kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, nhiều dự án căn hộ thương mại đang rục rịch bung hàng.
Ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản cho thấy, so với thời điểm cuối năm 2019, nhiều dự án mới mở bán hiện nay đang có giá bán khá cao, thậm chí tại một số khu vực đã xác lập mặt bằng giá mới.
Mới đây, Tập đoàn Vingroup vừa có thông báo chính thức bán khu biệt thự, nhà phố 2.000 căn mang tên The Manhattan tại Khu đô thị Vinhomes River Park tại quận 9. Khu biệt thự, nhà phố này có diện tích hơn 50 ha, mật độ xây dựng là 25%.
Tập đoàn Kiến Á cũng vừa thông báo mở bán dự án chung cư City Grand tại quận 2. Dự án có diện tích 2 ha, quy mô 2 block cao 25 tầng, gồm 800 căn hộ với giá khoảng 2 tỷ đồng/căn hộ.
Ngoài các dự án trên, cũng có nhiều dự án khác tại TP.HCM được lên kế hoạch ra hàng trong quý III như dự án Picity High Park, quy mô gần 9 ha tại quận 12 với mức giá dao động từ 34 - 37 triệu đồng/m2; dự án Centerhome Riverside sẽ giới thiệu ra thị trường các căn nhà phố có diện tích từ 62 - 100 m2… Cũng trong quý này, Tập đoàn Vạn Phúc cũng sẽ ra mắt khoảng 1.000 căn hộ chung cư cao cấp tại dự án Vạn Phúc City, đây cũng sẽ là dòng sản phẩm chung cư đầu tiên mà doanh nghiệp này phát triển.
Ngoài một số dự án được cho là vẫn còn giữ được mức giá ổn định, thậm chí là bán hòa vốn ở thị trường thứ cấp do dịch Covid-19 thì hiện nay, tại một số khu vực vẫn còn kém phát triển về hạ tầng, nhiều dự án mới mở bán vẫn có giá tăng phi mã.
. |
Khảo sát batdongsan.com.vn ghi nhận thị trường bất động sản tháng 4/2020 cho thấy, tùy dự án và khu vực, thị trường chung cư sơ cấp tại TP.HCM vẫn tiếp tục tăng giá từ 8 - 12% so với cùng kỳ 2019. Dòng nhà ở bình dân, giá chào bán đã tăng từ 28 - 29 triệu đồng/m2 thời điểm đầu năm 2019 lên mức trung bình 30 - 32 triệu đồng/m2 thời điểm hiện tại. Phân khúc nhà ở trung cấp có giá bình quân lên đến 43 triệu đồng/m2 và loại hình chung cư cao cấp chạm mức 58 - 60 triệu đồng/m2.
Chẳng hạn, nằm ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh (gần giáp với tỉnh Long An), dự án West Gate do Tập đoàn An Gia làm chủ đầu tư đang được rao bán với giá từ 32 - 35 triệu đồng/m2 chưa VAT. Nếu tính luôn cả VAT và phí bảo trì thì mức giá đang ở mức gần 40 triệu đồng/m2, đẩy giá căn hộ 2 phòng ngủ tại đây lên tới 1,8 tỷ đồng.
Nếu so với các dự án tương tự tại huyện Bình Chánh, thì mức giá này được nhiều nhà đầu tư đánh giá là quá cao. Tính từ thời điểm cuối năm 2019, giá căn hộ tại huyện vùng ven này đều dưới 30 triệu đồng/m2, thậm chí Bình Chánh còn được biết đến là khu vực có nhiều nhà tái định cư, nhà ở xã hội giá rẻ.
Còn dự án Paris Hoàng Kim do Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Khởi Thành làm chủ đầu tư trên đường Lương Định Của (quận 2, TP.HCM) mới đây mở bán với giá bình quân khoảng 80 triệu đồng/m2.
Hay dự án Akari City của Công ty Nam Long trên đường Võ Văn Kiệt (quận Bình Tân) có giá bán từ 32 - 36 triệu đồng/m2, nếu tính luôn thuế VAT và phí bảo trì 2% thì giá bán lên tới khoảng 2,8 tỷ đồng cho mỗi căn hộ. Cũng cùng một chủ đầu tư nhưng chung cư Ehome 3 vị trí sát bên, căn góc rộng 70 m2 đang được cư dân rao bán chỉ 1,5 tỷ đồng.
Không để tình trạng “loạn giá”
Với lượng mở bán căn hộ eo hẹp như hiện nay, nhiều người lo ngại sẽ xảy ra tình trạng đẩy giá, làm méo mó thị trường, người thu nhập thấp sẽ ngày càng khó mua được nhà. Vì vậy, việc tháo gỡ các khó khăn cho thị trường để gia tăng nguồn cung là một điều hết sức cần thiết.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường, Công ty DKRA Việt Nam cho rằng, hiện nay, doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ, đầu tiên là về tài chính, thuế để giảm bớt khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp. Hỗ trợ tiếp theo là cơ chế, chính sách để nguồn cung mới được dồi dào hơn, đáp ứng nhu cầu người mua và ổn định giá bán. Có như vậy mới tránh được nỗi lo tăng giá quá nóng và thị trường mới hồi phục bền vững.
Đồng quan điểm, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Bộ phận đầu tư, Savills Việt Nam cho rằng, nút thắt lớn nhất của các doanh nghiệp địa ốc và thị trường trong những năm gần đây là vấn đề về pháp lý. Nếu như nút thắt này được giải quyết, các quỹ đất được thông qua cho phát triển lại, thì thị trường mới chính thức hồi phục.
Trong khi đó, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, các dự án mới gia nhập thị trường trong mùa dịch tuy sụt giảm mạnh về số lượng nhưng giá bán bình quân tăng 15% theo phương pháp đối chiếu mặt bằng giá cùng khu vực.
Thậm chí, nếu tính biên độ tăng giá cao nhất, một số dự án tăng đến 23 - 24%. Đây là mức giá ghi nhận được từ thị trường sơ cấp, các chủ đầu tư chào bán lần đầu và được so sánh với giá các dự án tọa lạc tại vị trí tương đồng đã chào bán trước năm 2020.
Việc tăng giá so với dự án cũ cùng khu vực cũng được bà Dung đưa ra một số lý do như: chất lượng và tiện ích được đầu tư cao hơn, nguồn cung hạn chế, thời gian hoàn thành thủ tục pháp lý để đủ điều kiện mở bán ngày càng kéo dài. Chi phí đầu vào cũng cao nên giá thành tăng so với trước đây.
Ông Trần Hiền Phương, Tổng giám đốc Seaholdings cho rằng, việc thị trường thời gian qua bị đẩy giá lên cao cũng xuất phát từ việc thiếu quá nhiều nguồn cung, trong khi đó nhu cầu hiện tại vẫn đang còn rất lớn. Tuy nhiên, ông Phương cũng cho rằng, cần thêm thời gian kiểm chứng xem người mua, giới đầu tư có sẵn sàng chấp nhận mức giá này hay không thông qua tính thanh khoản của thị trường và các giao dịch thứ cấp.
“Nếu thời gian tới, không có tín hiệu khả quan về nguồn cung thì thị trường vẫn diễn ra theo xu hướng này. Nhu cầu về chỗ ở còn rất lớn, đặc biệt nhu cầu ở đối tượng các gia đình trẻ. Họ là những người có tích lũy ban đầu khiêm tốn và chỉ sở hữu được căn hộ tại khu ven TP.HCM khi nhận được sự hỗ trợ vốn từ phía ngân hàng”, ông Phương nói.
Theo ông Phương, đối với các dự án có mức giá vừa túi tiền, nằm ở vị trí đẹp, giao thông đi lại thuận tiện giữa các khu vực của TP.HCM, đảm bảo được các tiện ích dự án vượt trội… luôn được người mua “săn đón”. Đây cũng là những sản phẩm có lợi thế rất lớn khi bung thị trường ở giai đoạn nguồn cung đang khá hạn hẹp như hiện nay.
-
Vì sao các dự án bất động sản tại Phú Yên gặp nhiều vướng mắc? -
Lệch pha giá đất nền - căn hộ tại TP. Đà Nẵng -
Mọi kỳ vọng hướng về ngày 1/8 -
Giá thuê chung cư mini khó tăng phi mã -
Thị trường bất động sản khu vực ĐBSCL: Giao dịch nhà phố chậm ở các dự án sơ cấp -
Đất nền không còn “sốt giá”; Vinhomes lãi ròng 9% trong quý II/2024 -
Đà Nẵng có 6 dự án bất động sản gặp vướng mắc cần tháo gỡ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Phương pháp điều trị thứ hai cho bệnh ung thư hạch bạch huyết tế bào B lớn ở người trưởng thành
- Huawei công bố top 10 xu hướng hàng đầu của ngành công nghiệp mạng lưới sạc năm 2025
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Huawei và IUCN triển khai dự án Tech4Nature để bảo vệ các rạn san hô của Kenya
- CES 2025: Hisense ConnectLife mang đến trải nghiệm thông minh cho ngôi nhà tương lai với AI
- CES 2025: Anker công bố những cải tiến đột phá mới nhất về sạc pin