Vốn ngoại tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2018, đã có 807 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào thị trường bất động sản, chiếm 10% tổng vốn đăng ký.

Thỏi nam châm hút vốn FDI

Theo thông tin cụ thể từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trên cả nước là 8,06 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong thời gian này, cả nước đã có 883 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 3,55 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2017; Có 303 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,24 tỷ USD, bằng 51,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Có 1.863 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là 2,26 tỷ USD, tăng 67% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, có 1.087 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp 1,56 tỷ USD và 776 lượt góp vốn mua cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn góp 703,5 triệu USD.

Thỏi nam châm hút vốn FDI  Theo thông tin cụ thể từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 4 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trên cả nước là 8,06 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2017.  Trong thời gian này, cả nước đã có 883 Dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 3,55 tỷ USD, bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2017; Có 303 lượt Dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,24 tỷ USD, bằng 51,5% so với cùng kỳ năm 2017.  Có 1.863 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu nước ngoài với tổng giá trị vốn góp là 2,26 tỷ USD, tăng 67% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, có 1.087 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp 1,56 tỷ USD và 776 lượt góp vốn mua cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn góp 703,5 triệu USD.  Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư với tổng số vốn đạt 4,52 tỷ USD, chiếm 56,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.  Trong khi đó, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 807,5 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký.  Trong số này, Hàn Quốc là quốc gia có số vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất với 2,32 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 1,29 tỷ USD và Singapore đứng vị trí thứ ba với 808 triệu USD.  Cạnh tranh bắt đầu khốc liệt  Theo giới phân tích, dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào thị trường bất động động sản từ nhiều nguồn. Trong đó, các doanh nghiệp có truyền thống đầu tư vào thị trường Việt Nam như CapitaLand, Keppel Land, Mapletree, Gamuda Land... cũng tăng tốc đầu tư các Dự án mới hoặc mở rộng quy mô các Dự án hiện hữu. Đồng thời, một số quỹ cũng đầu tư tại Việt Nam dưới hình thức liên kết với doanh nghiệp nội như Quỹ Creed Group, Mitsubishi, Sanyo Homes, Daiwa House Group, Sumitomo Forestry Group...  Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo ba phương thức là góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp, cho vay vốn đầu tư và cho ra đời những Dự án mang dòng vốn ngoại. Những Dự án này giá luôn cao hơn những Dự án cùng phân khúc do doanh nghiệp trong nước phát triển.  Đơn cử, Dự án Palm City của Keppel Land hiện có giá trên 40 triệu đồng/m2, nhưng Dự án gần đó của Novaland chỉ có giá hơn 30 triệu đồng/m2.  Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường bất động sản. Đây là trợ lực quan trọng cho thị trường trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng địa ốc đang bị kiểm soát chặt.  Một điểm dễ nhận thấy là tại các Dự án do nhà đầu tư ngoại phát triển, các tiện ích và chất lượng có quy chuẩn tương đối cao, tâm lý ưa thích “hàng ngoại” của người tiêu dùng cũng khiến doanh nghiệp trong nước cạnh tranh vất vả hơn. Đồng thời, ngoài một số đại gia, đa phần các chủ đầu tư nội đều có tiềm lực khá mỏng nên rất khó cạnh tranh ngang ngửa.  Đơn cử, theo số liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), có hơn 52.300 doanh nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đầu năm, tăng hơn 3,5% so với cùng kỳ năm trước và tạo việc làm cho hơn 412.000 người lao động. Tăng trưởng thấp nhất, nhưng doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng vẫn chiếm áp đảo về số lượng với gần 90%.  Phân theo lĩnh vực hoạt động, nhóm ngành bất động sản tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký mới, lần lượt đạt 41% và 29%. Cụ thể, có 2.623 công ty địa ốc được thành lập với tổng vốn gần 150.000 tỷ đồng. Ước tính, bình quân mỗi ngày, nhóm ngành này ghi nhận thêm 17 doanh nghiệp thành lập. Như vậy, bình quân mỗi tháng Việt Nam có hơn 500 công ty địa ốc ra đời.  Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại sẽ đem tới thị trường những chuyên môn, kinh nghiệm phát triển ở tất cả các lĩnh vực và phân khúc. Mặt khác, họ cũng giúp tăng tính cạnh tranh, cải tiến hoạt động kinh doanh và sản phẩm, do vậy sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng, nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp trong nước.  “Thị phần chỉ có từng đó, doanh nghiệp trong nước thì mỗi ngày một đông, đa số tiềm lực vốn thấp, kinh nghiệm không cao sẽ khó cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại”, ông Khương nói.  Còn ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, bên cạnh Dự án nghỉ dưỡng và các sản phẩm chung cư cao cấp, nhiều nhà đầu tư ngoại bắt đầu chú ý đến dòng sản phẩm bình dân do phân khúc này có sức cầu lớn. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp nội nào mang tư duy Dự án giá bình dân, chất lượng “bình dân” theo sẽ rất dễ bị đào thải.
.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư với tổng số vốn đạt 4,52 tỷ USD, chiếm 56,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Trong khi đó, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 807,5 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Trong số này, Hàn Quốc là quốc gia có số vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất với 2,32 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 1,29 tỷ USD và Singapore đứng vị trí thứ ba với 808 triệu USD.

Cạnh tranh bắt đầu khốc liệt

Theo giới phân tích, dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào thị trường bất động động sản từ nhiều nguồn. Trong đó, các doanh nghiệp có truyền thống đầu tư vào thị trường Việt Nam như CapitaLand, Keppel Land, Mapletree, Gamuda Land... cũng tăng tốc đầu tư các dự án mới hoặc mở rộng quy mô các dự án hiện hữu. Đồng thời, một số quỹ cũng đầu tư tại Việt Nam dưới hình thức liên kết với doanh nghiệp nội như Quỹ Creed Group, Mitsubishi, Sanyo Homes, Daiwa House Group, Sumitomo Forestry Group...

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo ba phương thức là góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp, cho vay vốn đầu tư và cho ra đời những dự án mang dòng vốn ngoại. Những dự án này giá luôn cao hơn những dự án cùng phân khúc do doanh nghiệp trong nước phát triển.

Đơn cử, Dự án Palm City của Keppel Land hiện có giá trên 40 triệu đồng/m2, nhưng dự án gần đó của Novaland chỉ có giá hơn 30 triệu đồng/m2.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào thị trường bất động sản. Đây là trợ lực quan trọng cho thị trường trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng địa ốc đang bị kiểm soát chặt.

Một điểm dễ nhận thấy là tại các dự án do nhà đầu tư ngoại phát triển, các tiện ích và chất lượng có quy chuẩn tương đối cao, tâm lý ưa thích “hàng ngoại” của người tiêu dùng cũng khiến doanh nghiệp trong nước cạnh tranh vất vả hơn. Đồng thời, ngoài một số đại gia, đa phần các chủ đầu tư nội đều có tiềm lực khá mỏng nên rất khó cạnh tranh ngang ngửa.

Đơn cử, theo số liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), có hơn 52.300 doanh nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đầu năm, tăng hơn 3,5% so với cùng kỳ năm trước và tạo việc làm cho hơn 412.000 người lao động. Tăng trưởng thấp nhất, nhưng doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng vẫn chiếm áp đảo về số lượng với gần 90%.

Phân theo lĩnh vực hoạt động, nhóm ngành bất động sản tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng số lượng doanh nghiệp và vốn đăng ký mới, lần lượt đạt 41% và 29%. Cụ thể, có 2.623 công ty địa ốc được thành lập với tổng vốn gần 150.000 tỷ đồng. Ước tính, bình quân mỗi ngày, nhóm ngành này ghi nhận thêm 17 doanh nghiệp thành lập. Như vậy, bình quân mỗi tháng Việt Nam có hơn 500 công ty địa ốc ra đời.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại sẽ đem tới thị trường những chuyên môn, kinh nghiệm phát triển ở tất cả các lĩnh vực và phân khúc. Mặt khác, họ cũng giúp tăng tính cạnh tranh, cải tiến hoạt động kinh doanh và sản phẩm, do vậy sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng, nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp trong nước.

“Thị phần chỉ có từng đó, doanh nghiệp trong nước thì mỗi ngày một đông, đa số tiềm lực vốn thấp, kinh nghiệm không cao sẽ khó cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại”, ông Khương nói.

Còn ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, bên cạnh dự án nghỉ dưỡng và các sản phẩm chung cư cao cấp, nhiều nhà đầu tư ngoại bắt đầu chú ý đến dòng sản phẩm bình dân do phân khúc này có sức cầu lớn. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp nội nào mang tư duy dự án giá bình dân, chất lượng “bình dân” theo sẽ rất dễ bị đào thải.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản