Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bẫy tỷ giá và nghệ thuật điều hành
Hà Tâm - 19/08/2015 08:23
 
“Cơn địa chấn” giảm giá đồng nhân dân tệ (CNY) tuần qua cho thấy, bẫy tỷ giá luôn hiện hữu trong nền kinh tế nước ta, một phần do tâm lý sợ hãi và sự thổi phồng quá mức về rủi ro tỷ giá.

Áp lực có thật…

Nhìn lại dư chấn của việc phá giá kỷ lục CNY tới thị trường ngoại tệ Việt Nam tuần qua, phó tổng giám đốc phụ trách nguồn vốn của một ngân hàng TMCP cho hay: “Tuần qua, có thời điểm, cung ngoại tệ của chúng tôi căng như dây đàn, phải nhờ cứu viện từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Khi Trung Quốc liên tiếp phá giá CNY, nhiều chuyên gia phán đoán, chiến tranh tiền tệ đã bắt đầu và kiến nghị NHNN xem xét điều chỉnh tỷ giá, khiến một số doanh nghiệp lo lắng đổ xô mua USD trước hạn, đẩy cung - cầu có lúc rơi vào tình trạng căng thẳng”.

Mặc dù nguồn tin trên cho biết, tâm lý lo lắng đã được giải tỏa bớt khi CNY có dấu hiệu hồi phục, song đầu tuần này, tỷ giá USD niêm yết tại các ngân hàng vẫn kịch trần.

.
NHNN  không phá giá VND, mà chỉ chọn giải pháp nới rộng biên độ điều chỉnh tỷ giá (từ +/-1% lên +/-2%).

 

Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, ngay sau khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách tỷ giá, thị trường ngoại hối Việt Nam biến động rất mạnh. Thanh khoản thị trường khá yếu, xuất hiện tình trạng găm giữ ngoại tệ và nhu cầu thanh toán sớm từ khách hàng.

Ngoài khả năng biến động khó lường của CNY, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng tăng lãi suất sớm cộng với nhu cầu ngoại tệ cuối năm của doanh nghiệp tăng cao là nguyên nhân khiến tỷ giá VND/USD không thể hạ nhiệt.

Điều gì xảy ra nếu phá giá VND?

Không thể phủ nhận rằng, việc Trung Quốc phá giá CNY tuần qua đã làm cả thế giới chấn động. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia đã phá giá đồng nội tệ. Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia cũng tỏ ra lo ngại và khuyến cáo NHNN sớm phá giá VND. Thậm chí, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, nên lấy mức phá giá của Trung Quốc làm mức tham chiếu và Việt Nam cần phá giá mạnh hơn.

Tuy nhiên, NHNN vẫn không phá giá VND, mà chỉ chọn giải pháp nới rộng biên độ điều chỉnh tỷ giá (từ +/-1% lên +/-2%).

Điều gì khiến NHNN lựa chọn giải pháp này, và điều gì sẽ xảy ra nếu NHNN lựa chọn giải pháp phá giá VND như khuyến cáo của một số chuyên gia kinh tế?

Nhiều chuyên gia kinh tế còn cho rằng, nếu NHNN phá vỡ cam kết, phá giá mạnh VND thêm nữa, tâm lý đầu cơ vào USD sẽ tăng trở lại. Khi đó, NHNN lại rơi vào cái “bẫy” tỷ giá do chính mình tạo ra.

 

Theo lý thuyết, phá giá VND sẽ hỗ trợ xuất khẩu và giảm nhập siêu từ Trung Quốc. Thế nhưng, theo ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ giá không phải là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc. Đơn cử, 10 năm qua, VND mất giá khoảng 70% so với CNY, nhưng vẫn không ngăn được nhập siêu tăng mạnh. Do đó, nếu có giảm giá thêm nữa, cũng rất khó để ngăn nhập siêu từ Trung Quốc. Trong khi đó, nếu phá giá VND, hậu quả đối với nền kinh tế sẽ rất lớn, như lạm phát bùng lên, bất ổn vĩ mô sẽ quay trở lại, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân và nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia kinh tế còn cho rằng, nếu NHNN phá vỡ cam kết, phá giá mạnh VND thêm nữa, tâm lý đầu cơ vào USD sẽ tăng trở lại. Khi đó, NHNN lại rơi vào cái “bẫy” tỷ giá do chính mình tạo ra. Thêm vào đó, nhiều chuyên gia cho rằng, những rủi ro tỷ giá do biến động CNY thời gian qua đã bị thổi phồng. Thực tế, việc Trung Quốc phá giá CNY cũng dựa trên nhiều toan tính, chứ không đơn giản chỉ nhằm hỗ trợ xuất khẩu.

Trong bối cảnh này, việc NHNN lựa chọn giải pháp nới biên độ, thay vì tăng tỷ giá cho thấy, nghệ thuật điều hành tỷ giá của NHNN đã nâng lên một bước.

“Nới biên độ thay vì tăng tỷ giá là một quyết định thông minh để giải quyết tình huống phát sinh trong ngắn hạn mà chưa thể nhìn thấy rõ ràng kịch bản tiếp theo của CNY”, ông Trương Văn Phước nhận xét.

Đồng tình với ý kiến này, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, động thái nới lỏng biên độ tỷ giá của NHNN có thể nói là kịp thời, nhạy bén với thị trường.

“Hiện tác động của việc giảm giá CNY/USD đối với tỷ giá VND/USD có dấu hiệu mạnh lên, nhưng không nhất thiết phải điều chỉnh tỷ giá thời điểm này. Tôi hy vọng, có thể duy trì biên độ tỷ giá từ nay đến cuối năm. Chúng ta phải theo dõi động thái của Mỹ, các ngân hàng trung ương khác trước việc Trung Quốc giảm giá CNY”, TS. Nghĩa nói.

Trong khi đó, về phía ngân hàng, ông Phạm Thanh Hà, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho rằng, nguồn cung ngoại tệ từ nay đến cuối năm không quá căng thẳng, do việc nới biên độ tác động tích cực đến xuất khẩu và việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài từ ngày 1/9 tới sẽ khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chuyên gia nhận định về diễn biến tỷ giá đến cuối năm
Chuyên gia ngân hàng Cấn Văn Lực cho rằng, áp lực về tỷ giá đối với NHNN từ nay đến cuối năm sẽ nặng nề và căng thẳng hơn so với các năm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư