-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Khi tỷ giá USD/VND biến động sẽ làm cho chí phí tài chính của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu biến động theo. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
"Xuất khẩu nông sản sẽ gặp bất lợi"
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT CTCP Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS)
Công ty chúng tôi đang có kế hoạch bán gạo số lượng lớn sang Trung Quốc. Với thương hiệu và cách thức sản xuất lúa gạo có thể truy xuất nguồn gốc, giá bán của AGPPS thuộc nhóm chất lượng cao. Ngoài ra, gạo AGPPS đã được xuất khẩu tới 36 nước trên thế giới.
Việc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ, kéo theo một loạt nước khác điều chỉnh tỷ giá theo, sẽ có nhiều tác động đến việc xuất khẩu nông sản.
Theo đó, phía bạn hàng sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho một lượng hàng hóa nhập khẩu như trước đây. Giá cao hơn cũng có thể khiến nhu cầu giảm. Để chia sẻ khó khăn với khách hàng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tính đến việc giảm giá bán và tìm kiếm các thị trường khác. Do đó, lợi nhuận có thể giảm.
Một bất cập hiện nay đối với ngành xuất khẩu gạo là các công ty bán gạo trực tiếp cho người tiêu thụ gạo trong nước phải nộp thuế VAT 5%, trong khi bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu thì không phải nộp. Điều này tạo ra sự bất lợi cho các doanh nghiệp muốn phát triển thị trường trong nước, xây dựng thương hiệu gạo, tạo tiền đề cho việc xuất khẩu với giá cao hơn, khi phải cạnh tranh với hệ thống phân phối gạo truyền thống qua mối quan hệ thương lái, tiểu thương.
Theo tính toán của chúng tôi, mỗi năm, số tiền thuế thu được dạng này vào khoảng 150 tỷ đồng, trong khi đó, hầu như gạo Việt Nam xuất khẩu đều có giá thấp, do không có thương hiệu. Việc bãi bỏ thuế VAT sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp gạo tạo dựng được các thương hiệu gạo trên thị trường nội địa, tiêu thụ nội địa tốt hơn, từ đó có cơ sở tốt để bán được nhiều hơn với giá cao hơn ở các thị trường nước ngoài.
"Tỷ giá USD/VND tăng không ảnh hưởng nhiều đến TCM"
Ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM)
Trung Quốc là nước xuất nhập khẩu lớn nên khi điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ so với các loại ngoại tệ khác gì thì hầu như các nước có giao dịch với nước này đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Đối với ngành dệt may Việt Nam nói chung và TCM nói riêng, theo tôi, trong ngắn hạn có thể là đến cuối năm nay thì chưa bị ảnh hưởng nhiều, vì phần lớn các DN dệt may đã chốt giá với khách hàng bằng USD. Nhưng sang năm 2016, rất có thể khách hàng sẽ đàm phán giảm giá bán. Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ thì đây sẽ là nỗi lo lớn cho các DN xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là xuất khẩu vào 3 thị trường lớn là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Về thị trường trong nước, tôi cho rằng, hàng hóa Trung Quốc sẽ “tràn” vào Việt Nam nhiều hơn, làm cho nhiều sản phẩm của các DN Việt chịu áp lực cạnh tranh lớn.
Với TCM, khi tỷ giá USD/VND tăng lên 1% sẽ làm cho chí phí tài chính của Công ty tăng lên do chênh lệch tỷ giá. Phần lớn các khoản vay của TCM là bằng USD, vì chúng tôi có nguồn thu bằng USD và lãi suất vay USD vẫn tốt hơn so với VND. Do đó, xét trong dài hạn, tỷ giá USD/VND tăng không tác động tiêu cực lên kết quả hoạt động của Công ty. Trong khi đó, chúng tôi đã dự báo về khả năng tỷ giá tăng và trích lập dự phòng hàng tháng nên nhìn chung sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh trong năm nay.
"Nhân dân tệ bị phá giá nhìn chung là có lợi cho HHS"
Đại diện CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS)
HHS ký kết và nhập mua xe với các đối tác Trung Quốc chủ yếu bằng đồng USD. Tuy nhiên, giá bán xe thường là giá thả nổi, tức khách hàng sẽ là người thanh toán theo biến động tỷ giá tại thời điểm mua. Thực tế, tỷ giá USD thường có xu hướng tăng cho nên HHS được hưởng lợi, vì từ khi xe về cho tới lúc khách mua là có một khoảng thời gian.
Công ty chỉ chịu tác động bất lợi từ biến động tỷ giá trong trường hợp trả chậm. Ví dụ, DongFeng cho HHS trả chậm một thời gian, tới thời điểm thanh toán mà đồng USD tăng thì Công ty sẽ chịu thiệt phần chênh lệch. Do vậy, HHS hạn chế thực hiện hình thức thanh toán này. Tới thời điểm cuối tháng 7, HHS không còn trả chậm nên không gặp rủi ro về tỷ giá đồng USD.
Khi nhân dân tệ bị phá giá, giá xe niêm yết của DongFeng hay SinoTruk giảm tương đối. Do vậy, HHS có cơ hội giảm giá xe trong các lô hàng đang đàm phán tiếp theo.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025