-
Đà Nẵng quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp -
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
Bình Định: Các khu công nghiệp sẵn sàng đón sóng dịch chuyển đầu tư -
Quảng Nam đề nghị cho phép thanh, quyết toán các hạng mục liên quan cầu Cửa Đại -
Loạt “đại gia” công nghệ dốc vốn vào Việt Nam -
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị
Được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2010, với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD, Dự án Kobelco từng mang lại nhiều kỳ vọng cho Nghệ An, bởi vào thời điểm đó, đây là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tỉnh và là dự án đăng ký sử dụng công nghệ hiện đại.
Để tạo điều kiện cho Kobe triển khai Dự án, Nghệ An đã đề xuất Chính phủ thông qua nhiều ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư. Thậm chí, tỉnh này đã đề xuất và được Chính phủ chấp thuận mở rộng quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, đưa Khu công nghiệp Đông Hồi vào khu kinh tế này, để Kobelco được hưởng ưu đãi ở mức cao nhất theo pháp luật.
Một góc của mặt bằng Dự án Nhà máy sản xuất sắt xốp Kobelco. Ảnh: Anh Trung |
Chỉ tiếc, hơn 6 năm qua, Dự án vẫn đắp chiếu, cho dù theo kế hoạch ban đầu, Kobe sẽ khởi công xây dựng nhà máy đầu tiên ngay trong quý I/2011, xây dựng tiếp hai nhà máy nữa trong giai đoạn II, với tổng công suất 2 triệu tấn/năm. Cả một khu vực Dự án nhiều năm qua đất đai bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, không hề có dấu hiệu của một đại dự án tỷ đô. Niềm hy vọng của cả lãnh đạo Nghệ An và người dân nơi này đang từng ngày bị dập tắt, khi mà nhiều thông tin cho biết, Dự án Sắt xốp Kobelco vẫn bế tắc, không tìm được đường ra.
Câu chuyện nằm ở chỗ, việc khởi công xây dựng Dự án Kobelco lại phụ thuộc vào một “bên thứ ba”, chứ không phải phụ thuộc năng lực tài chính của chủ đầu tư như ở nhiều dự án chậm tiến độ khác. Kẻ thứ ba ở đây là Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008 với tổng đầu tư 10.000 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư.
Ngay khi đăng ký vào Nghệ An, Kobe đã nhắm vào nguồn nguyên liệu ở mỏ sắt Thạch Khê để thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh. Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng 544 triệu tấn, công suất thiết kế giai đoạn I là 5 triệu tấn/năm, giai đoạn II tăng gấp đôi công suất. Kế hoạch lớn, nhưng do lùng nhùng về góp vốn, dự án này chưa thể triển khai và đây đang là “nỗi thất vọng” của Hà Tĩnh.
Sốt ruột trước tiến độ của Dự án mỏ Thạch Khê, Kobe từng “đâm đơn” xin góp vốn để khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Tuy nhiên, dự án này tới nay cũng đang “giậm chân tại chỗ”.
Thông tin mới nhất, điều chỉnh về kỹ thuật của Dự án đã được các bộ, ngành thẩm định và Chính phủ cũng đã thông qua. Khả năng thu xếp vốn để triển khai Dự án, trong đó giai đoạn I là hơn 6.700 tỷ đồng cũng được TIC tính kỹ. Theo đó, ngoài nguồn vốn đối ứng 2.033 tỷ đồng đã được các cổ đông đóng góp đủ, TIC sẽ huy động vốn xã hội hóa khoảng 1.500 tỷ đồng. Số vốn còn lại, sẽ được vay ngân hàng.
Cũng theo kế hoạch này, từ nay đến cuối năm, TIC sẽ khởi động lại Dự án, hoàn thành cơ bản công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư… Năm 2017, TIC thực hiện xây dựng cơ bản, đưa dự án vào hoạt động trong năm 2018.
Kế hoạch thì vậy, nhưng khả năng triển khai đến đâu là chuyện khác. Dầu vậy, những tín hiệu tích cực từ việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê có thể sẽ đem lại hy vọng mới cho Dự án Sắt xốp Kobelco. Nếu không, không biết Dự án còn bị đắp chiếu đến bao giờ, hay đến một lúc nào đó, nhà đầu tư nản lòng, địa phương buộc phải thu hồi một dự án chậm tiến độ.
Liên quan đến các dự án sắt thép, trước đây, Tập đoàn Tata (Ấn Độ) đã từng theo đuổi một dự án 5 tỷ USD ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, sau nhiều năm đi lại không có kết quả, chưa được cấp chứng nhận đầu tư, Tata đã từ bỏ. Cũng ở Hà Tĩnh, dư luận nhắc nhiều đến Dự án Thép Vạn Lợi, chính thức khởi công từ năm 2008 với tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng, nhưng rồi cũng bỏ hoang nhiều năm liền.
Mới đây, Quảng Ngãi đã phải quyết định chấm dứt thực hiện Dự án Thép Guang Lian, vốn đầu tư 3 tỷ USD của nhà đầu tư E-United (Đài Loan) và Tycoons (Trung Quốc). Dự án này đã được cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2006, sau 10 năm vẫn loay hoay với điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, nâng công suất, rồi thay đổi chủ đầu tư. Dự án này phá sản, Quảng Ngãi đang tìm kiếm nhà đầu tư thay thế. Cả Hoa Sen và Tập đoàn Hòa Phát đều từng lên kế hoạch thế chân, nhưng sau khi Hoa Sen “nhảy vào” Ninh Thuận, nhiều khả năng Hòa Phát sẽ ở lại Quảng Ngãi.
Ở Ninh Thuận, 8 năm trước cũng đã từng có một siêu dự án thép được khởi công xây dựng, với vốn đầu tư 9,8 tỷ USD, do liên doanh Lion Group (Malaysia) và Vinashin làm chủ đầu tư. Đáng tiếc, dự án đó cũng phá sản do khó khăn tài chính của Lion Group. Ninh Thuận buộc phải thu hồi Dự án vào năm 2011, chấp thuận chủ trương cho Công ty CP Phát triển năng lượng Đại Dương nghiên cứu đầu tư Khu công nghiệp Cà Ná 1.000 ha. Nhưng tháng 5/2016, Ninh Thuận đã hủy bỏ chủ trương này, coi như một bước mở đường cho Hoa Sen bước chân vào. Nhưng, dự án này vẫn đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
-
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Hiệu chỉnh kịch bản đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế 2025? -
Hải Phòng, Quảng Ninh thu hút 7,82 tỷ USD vốn FDI -
Đề xuất nâng công suất Nhà máy thủy điện Đăk Sa lên 4MW -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024