Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 04 tháng 09 năm 2024,
Bệnh rối loạn tiền đình nguy hiểm thế nào?
D.Ngân - 04/09/2024 08:31
 
Bệnh rối loạn tiền đình nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Nhiều tác hại sức khỏe của rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế giữ thăng bằng và thị lực của người bệnh, gây khó khăn cho mọi hoạt động hàng ngày cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe.

Bệnh rối loạn tiền đình nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Bệnh rối loạn tiền đình nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Ngoài ra, rối loạn tiền đình có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm như u dây thần kinh số 8, viêm thần kinh tiền đình, dị vật ống tai ngoài, xuất huyết não, nhiễm trùng não, nhồi máu não, u não,… Khi đó, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn tiền đình không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm. Nguyên nhân là do triệu chứng của bệnh có xu hướng xuất hiện thường xuyên và đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống.

Người bệnh rối loạn tiền đình thường gặp khó khăn trong sinh hoạt, học tập và làm việc. Nếu kéo dài tình trạng này, tâm trạng của người bệnh sẽ dần tiêu cực và có thể dẫn đến trầm cảm.

Các triệu chứng rối loạn tiền đình như choáng váng, chóng mặt, mất tập trung, hoa mắt, … sẽ tác động xấu đến khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động vận động thường ngày hoặc điều khiển phương tiện giao thông, khiến người bệnh dễ té ngã hoặc gây ra tai nạn.

Bên cạnh các triệu chứng mất thăng bằng, choáng váng, chóng mặt thì người bệnh rối loạn tiền đình còn thường xuyên gặp phải vấn đề về thị lực như rung giật nhãn cầu, nhìn mờ, nhìn đôi, mất thị lực tạm thời… Những thay đổi về thị lực do rối loạn tiền đình thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Tiền đình là cơ quan chứa ốc tai mang chức năng thính giác. Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương liên quan đến trung tâm tiền đình, dây thần kinh số 8 và khu vực thuộc tai trong. Vì vậy, người bị rối loạn tiền đình thường gặp phải các vấn đề về thính giác như ù tai, nghe kém, đau nhức bên trong tai…

Để hỗ trợ cơ thể giữ được thăng bằng, não bộ của người bị rối loạn tiền đình cần tăng cường hoạt động, gây áp lực lên hệ thần kinh trung ương. Lâu dần, hoạt động trí não của người bệnh rối loạn tiền đình có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

Theo một số nghiên cứu, rối loạn tiền đình có liên quan với nguy cơ gây ra đột quỵ. Ngoài ra, bệnh rối loạn tiền đình có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hệ thần kinh và khiến nguy cơ té ngã tăng cao. Đây là yếu tố nguy cơ gián tiếp làm khởi phát các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh, trong đó có đột quỵ. 

Bệnh rối loạn tiền đình có thể khiến cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh suy giảm đáng kể. Người bị rối loạn tiền đình phải đối mặt với nhiều vấn đề như suy giảm chất lượng giấc ngủ, tâm trạng thất thường, nôn ói, chán ăn, kém hấp thu, thiếu năng lượng…

Khi đó, sức khỏe hệ tim mạch của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, làm khởi phát các triệu chứng như đau tức ngực, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, khó thở…

Rối loạn tiền đình có chữa được không?

Bên cạnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không thì tiên lượng, khả năng điều trị bệnh cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bệnh rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời. Sau quá trình điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định tái khám và lưu ý từ bác sĩ để tránh nguy cơ tái phát bệnh.

Tiên lượng bệnh rối loạn tiền đình ở mỗi người bệnh có thể khác nhau, tùy thuộc vào phương pháp điều trị, thời điểm can thiệp, mức độ bệnh và thể trạng của người bệnh. Để quá trình điều trị rối loạn tiền đình đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần thăm khám đúng chuyên khoa tại bệnh viện uy tín.

Theo các bác sỹ tại Trung tâm Khoa học Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bệnh rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian phát hiện và điều trị, thể trạng của người bệnh, phương pháp can thiệp.

Nếu chậm trễ trong điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều hệ hụy nguy hiểm. Ngược lại, kịp thời chữa trị ở giai đoạn sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục chức năng tiền đình, nâng cao hiệu quả điều trị và sức khỏe tổng thể cho người bệnh.

Biểu hiện rối loạn tiền đình dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ bị rối loạn tiền đình như chóng mặt, hoa mắt, thay đổi thị lực, giảm thính lực… người bệnh nên sớm đến thăm khám tại chuyên khoa thần kinh ở các bệnh viện uy tín để được chữa trị kịp thời.

Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình

Sau khi làm rõ vấn đề bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không, mỗi người nên có biện pháp phòng tránh hay giảm nguy cơ mắc phải bệnh lý này.

Một số biện pháp góp phần phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình gồm thường xuyên tập thể dục. Rèn luyện thể chất là cách giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, tối ưu hoạt động trao đổi chất và lưu thông máu trong cơ thể, qua đó hạn chế nguy cơ khởi phát các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh rối loạn tiền đình. Người trưởng thành nên duy trì thói quen tập thể dục với cường độ phù hợp (từ 3 lần mỗi tuần, ít nhất 30 phút mỗi lần) với các môn như tập gym, bơi, chạy bộ, đạp xe, yoga, …

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng như chất xơ, chất đạm, chất đường bột, vitamin, khoáng chất, chất béo tốt và chất chống oxy hóa, đồng thời tránh tiêu thụ chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, chất kích thích, cồn, đường… sẽ giúp củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể. Nhờ vậy, sức khỏe hệ tiền đình sẽ được bảo vệ, tránh nguy cơ khởi phát các bệnh lý nguy hiểm trong đó có rối loạn tiền đình.

Duy trì tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng: Stress là tác nhân hàng đầu gây hại cho sức khỏe tâm thần, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý ở hệ thần kinh khởi phát, chẳng hạn như rối loạn tiền đình. Để tránh nguy cơ rối loạn tiền đình, mỗi người nên có biện pháp quản lý tâm trạng, thiết lập thời gian thư giãn để giữ tinh thần vui vẻ, tích cực.

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ: Thăm khám sức khỏe tổng quát 6 tháng / lần là cách giúp phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp, kiểm soát những yếu tố nguy cơ gây bệnh rối loạn tiền đình, cùng nhiều bệnh lý khác đang tiềm ẩn trong cơ thể.

Bổ sung tinh chất thiên nhiên giúp nâng cao sức khỏe trí não: Các hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên như từ blueberry (việt quất) và ginkgo biloba (bạch quả) có khả năng giúp điều hòa tuần hoàn máu não, hỗ trợ cơ thể tăng khả năng chống lại sự tấn công của các gốc tự do, cải thiện các kết nối thần kinh, bảo vệ sức khỏe não bộ, góp phần phòng tránh nhiều bệnh về thần kinh.

Hiểu đúng về rối loạn tiền đình
Một nữ bệnh nhân thường xuyên đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, suy nhược, nghĩ do trầm cảm, bác sĩ khám phát hiện nguyên nhân do rối loạn tiền...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư