
-
Tin mới về y tế ngày 27/5: Cải thiện năng lực y tế trong điều trị, quản lý bệnh nhi; Nâng cao chất lượng chuyên ngành da liễu, thẩm mỹ
-
Nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư
-
Tin mới về y tế ngày 26/5: Hy vọng mới cho ngành giải mã gen tại thị trường Việt Nam
-
Tăng cường công tác phòng chống ngộ độc do Botulium
-
Ngộ độc botulinum nguy hiểm thế nào? -
Lưu ý khi dùng đồ hộp để tránh ngộ độc botulinum
Sốt mò có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có tổn thương loét ở da, nổi hạch, sưng phù mặt và phát ban ngoài da.
![]() |
Bệnh nhân mắc sốt mò đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC |
Bệnh có thể tiến triển nặng dẫn tới suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm màng não, sốc giảm thể tích và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo thông tin từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, hiện Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân sốt mò sau một hành trình dài đi qua một số bệnh viện và chuyên khoa khác nhau.
Đó là bệnh nhân nữ 75 tuổi, sống ở An Dương, Hải Phòng. Bệnh nhân chỉ ở nhà làm vườn, xuất hiện sốt kèm theo tức ngực, khó thở, ngày thứ 5 đến Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng trong tình trạng sốt cao, tức ngực, khó thở.
Tại Bệnh viện Việt Tiệp, bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, điều trị tại Bệnh viện Việt Tiệp 2 ngày không đỡ nên đã chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.
Tại Trung tâm Cấp cứu A9, sau khi thăm khám lâm sàng ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân viêm phổi - suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết và được chuyển đến Trung tâm Hô hấp.
Tại đây, sau khi thăm khám kỹ, các bác sĩ phát hiện có một vết loét ở da vùng bẹn bên trái - một tổn thương khá đặc hiệu do mò cắn.
Qua hội chẩn liên khoa, các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới bước đầu nhận định đây là bệnh sốt mò và kết quả xét nghiệm đã đúng với chẩn đoán ban đầu.
Mò là một loại côn trùng, truyền vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi gây bệnh cảnh nhiễm trùng huyết và giống các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết khác nên các bác sĩ thường chẩn đoán nhầm nếu không để ý đến vết loét ngoài da do con mò đốt.
Theo PGS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, đây là ca bệnh khá điển hình của bệnh sốt mò do mò cắn và truyền vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi vào cơ thể người với các hội chứng lâm sàng đặc như đã mô tả và kèm theo vết loét tại nơi mò cắn (eschar).
Đặc điểm của con mò thường hay cắn ở vùng kín, vùng da mỏng và có nếp gấp như bẹn, nách, bìu, sau tai, quanh hậu môn,...
Dấu hiệu của bệnh là các tổn thương như nốt phỏng đường kính 0,5-1cm, không đau, không ngứa nên bệnh nhân thường không để ý đến.
Sau một vài ngày nốt phỏng thường tự vỡ ra, đóng một vảy đen hơi lõm xuống mặt da và xung quanh có gờ đỏ kèm theo tổn thương nổi hạch, phát ban.
Một số bệnh nhân sẽ dẫn đến nặng, có biểu hiện suy hô hấp, có bệnh cảnh giống nhiễm khuẩn huyết.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên những biến chứng cấp tính như suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm cơ tim, viêm màng não, có thể sốc giảm thể tích và tử vong.
Sốt mò là một bệnh khá phổ biến trong thời gian gần đây ở một số nước nhiệt đới. Tại Việt Nam, khu vực mò hay sinh sống là những vùng nông thôn hay trung du, miền núi - nơi có cây cối rậm rạp, bụi cây.
Con mò sẽ đốt và truyền tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi vào cơ thể người.
Các bác sĩ cần lưu ý khi khám bệnh nhân nếu có triệu chứng sốt cao đột ngột, đau mỏi người, đa sung huyết, có phát ban, nổi hạch thì cần khám kỹ ở một số vùng kín như nách, bìu, bẹn, quanh hậu môn, dưới nếp gấp sau gáy, sau tai, nếp lằn vú,... là những nơi con mò hay cắn.
Nếu phát hiện cần điều trị đặc hiệu với nhóm kháng sinh ngấm vào nội bào, thời gian điều trị cắt sốt nhanh và sau 3-5 ngày có thể khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu bệnh chẩn đoán sai, dùng kháng sinh không đúng, thậm chí nhóm kháng sinh mạnh/thế hệ mới như Cephalosporin, Carbapenem đều không có tác dụng.
Về phía người dân, chuyên gia khuyến cáo khi làm việc ngoài đồng ruộng hoặc những nơi có bụi cây rậm rạp nên chú ý trang phục bảo hộ lao động: mặc quần áo dày, đi tất/ủng và có thuốc/hóa chất để thoa/xịt trên người để tránh côn trùng đốt.
Khi có triệu chứng sốt đột ngột, xuất huyết, mệt mỏi, đau người, phát ban, nổi hạch, cần quan sát và kiểm tra kỹ trên cơ thể xem có nốt đốt như mô tả ở trên thì nghĩ đến đây là tổn thương do mò đốt và nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Nhân viên y tế cũng cần được trang bị và cập nhật các kiến thức về bệnh sốt mò theo hướng dẫn của Bộ y tế để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời đúng phác đồ.
Nếu bệnh nhân diễn biến nặng nên chuyển đến tuyến trên để được xử lý và điều trị, tránh những biến chứng nguy kịch, đe dọa tính mạng.
Những điều cần biết về bệnh sốt mò:
Bệnh sốt mò là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi Rickettsiae tsutsugamushi - vi khuẩn ký sinh nội bào. Mò đỏ thường sinh sống ở các bụi cây, bụi cỏ ẩm, nơi có bóng râm hoặc trong hang đá.
Con người có thể bị mò nhiễm bệnh đốt khi sinh hoạt hoặc lao động ở khu vực có ổ dịch, đi qua vùng ven sông, ven suối, vào các hang đá, nằm nghỉ trên bãi cỏ...
Dấu hiệu ban đầu là sốt cao và một số triệu chứng khác có thể nhầm với các bệnh sốt thông thường, sốt xuất huyết Dengue, sốt phát ban (sởi), bệnh sốt rét, viêm phổi, viêm cơ tim, nhiễm trùng máu.
Hoặc do mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, chóng mặt, ù tai, có cơn vã mồ hôi, đau cơ nhiều như trong bệnh sốt vàng da chảy máu (bệnh Leptospira).
Có những trường hợp biểu hiện li bì, thờ thẫn, u ám như bệnh thương hàn (do vi khuẩn Salmonella). Thậm chí bệnh dễ nhầm lẫn với viêm cầu thận cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu...
Chẩn đoán cần dựa vào nốt loét điển hình (eschar) và triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, chẩn đoán xác định cần phải làm xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu trong máu.
Và dựa trên các biểu hiện điển hình như các nốt đốt đóng vảy đen, mọc ở chỗ kín, nách, bẹn cổ... Điều trị đặc hiệu bệnh sốt mò bằng các kháng sinh ngấm vào nội bào như Doxycyclin, Chloramphenicol, Azithromycin,… thì mới có tác dụng.

-
Khẩn trương hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm -
Tin mới về y tế ngày 27/5: Cải thiện năng lực y tế trong điều trị, quản lý bệnh nhi; Nâng cao chất lượng chuyên ngành da liễu, thẩm mỹ -
Nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư -
Kiến nghị cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử -
Tin mới về y tế ngày 26/5: Hy vọng mới cho ngành giải mã gen tại thị trường Việt Nam -
Tăng cường công tác phòng chống ngộ độc do Botulium -
Hà Nội: Nhiều cơ sở y tế hoạt động không phép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/5
-
2 Công điện về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
-
3 Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản TP.HCM
-
4 Giảm lãi suất, ngân hàng đứng trước áp lực suy giảm tiền gửi
-
5 Đường Vành đai 3 TP.HCM khởi công vào tháng 6, riêng Đồng Nai chậm tiến độ
-
Da Nang Mikazuki: Một Nhật Bản thu nhỏ với nhiều hoạt động độc đáo
-
Kế toán Anpha: Du lịch, dịch vụ được nhận định là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2023
-
Dat Bike: Không ngừng nâng cấp để đến gần hơn với mục tiêu “xanh hoá giao thông”
-
Chủ đầu tư Khát Vọng Việt bàn giao Giấy chứng QSDĐ cho Khách hàng tại Casamony Yên Bái
-
Lựa chọn xe máy “đáng tiền” với tài chính dưới 50 triệu
-
Pharmacity và GSK Việt Nam đồng hành chăm sóc sức khỏe hàng triệu bệnh nhân Việt Nam