-
Đà Nẵng: Nhiều chung cư, nhà tập thể xuống cấp mức nguy hiểm -
Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Ngày mai, Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục hầu tòa -
Xử lý 4.257 vụ hàng lậu, hàng giả trong 1 tháng, thu nộp ngân sách 38 tỷ đồng -
Bắt khẩn cấp nhóm đối tượng hack 1.000 tài khoản facebook, chiếm đoạt 10 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được”
Theo cáo buộc, PVN đã 3 lần góp vốn với tổng số tiền 800 tỷ đồng vào Oceanbank. Trong đó, lần góp vốn thứ 3, với số tiền 100 tỷ đồng, đã được thực hiện khi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực.
Theo quy định tại khoản 2 điều 55 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng…”. Như vậy, phần vốn của PVN tại Oceanbank đã vượt quá 5% so với quy định.
Bị cáo Đinh La Thăng khai "không nhớ" có nghị quyết thông qua chủ trương góp vốn đợt 3 vào Oceanbank |
Trả lời trước tòa về việc thời điểm 2011, PVN vẫn duy trì tỷ lệ góp vốn 20% có trái với luật tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1-1-2011 không, bị cáo Đinh La Thăng trình bày, theo Luật tổ chức tín dụng, các cổ đông là tổ chức không được góp vốn quá 15% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, việc mua cổ phần, góp vốn hay thoái vốn của PVN tại OceanBank đều phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của NHNN Việt Nam. Thời điểm đó chưa có hướng dẫn của Chính phủ cũng như của NHNN. Việc PVN vẫn giữ 20% vốn điều lệ tại OceanBank là theo cái đã góp từ 2010.
Về việc ký Quyết định giao cho Vũ Thị Thanh Hương làm người đại diện phần vốn của PVN tại Oceanbank với tỷ lệ 20% vốn điều lệ của Oceanbank, bị cáo Đinh La Thăng so sánh: “Nó cũng giống như việc quy định năm học mới, mỗi một lớp học không quá 35 học sinh, nhưng trước đó quy định là không quá 50. Việc hiệu trưởng ký giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm thì vẫn phải giao quản lý 50 học sinh chứ không chỉ giao quản lý 35 học sinh được. Tỷ lệ 20% này muốn rút được thì cũng phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Thực tế, khi PVN đã tìm được đối tác để chuyển nhượng lại phần vốn này thì Thủ tướng Chính phủ không đồng ý nên PVN cũng không thể thoái vốn được”.
Về Nghị quyết 4266 thông qua chủ trương góp vốn đợt 3, bị cáo Đinh La Thăng khai, khi đó, bị cáo đi công tác vắng, đã ủy quyền điều hành cho Nguyễn Xuân Thắng, thành viên HĐTV PVN.
"Khi bị cáo đi công tác về, tổ thư ký có báo cáo những văn bản ban hành trong thời gian bị cáo đi vắng nhưng tổ thư ký báo cáo rất nhiều văn bản, bị cáo cũng không nhớ có Nghị quyết đó hay không", bị cáo Thăng khai và cho biết, nếu biết việc góp vốn vượt so với quy định của Luật thì bị cáo sẽ không cho làm.
Ông Thăng cho rằng mỗi ngày, lượng văn bản chuyển đến HĐTV rất nhiều, các NQ ban hành cũng rất nhiều. Chủ tịch HĐTV có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các Nghị quyết. Tuy nhiên, ông Thăng nói đây là thời điểm ông chuẩn bị chuyển sang nhiệm vụ mới, có rất nhiều việc cần phải làm nên ông cũng không đọc hết mọi tài liệu gửi về cho HĐTV trong thời gian đó.
Hội đồng xét xử đã thẩm vấn người làm chứng Thủy Tiên, nguyên là Thư ký Hội đồng thành viên. Bà Thủy Tiên khai, sau khi Chủ tịch (bị cáo Đinh La Thăng – PV) đi công tác về, theo quy chế, thư ký HĐTV sẽ chuyển cho thư ký của Chủ tịch các văn bản, nghị quyết được ký ban hành trong thời gian Chủ tịch đi vắng.
Theo bà Thủy Tiên, việc này có bằng chứng là dòng chữ “b/cáo a.Thăng (R)” ở góc văn bản. Bà Thủy Tiên cho biết, đã chuyển các văn bản cho bà Bùi Hà Châu là thư ký của bị cáo Đinh La Thăng.
Bà Bùi Hà Châu cũng khai tại tòa, đã thực hiện đúng các quy chế của PVN, chuyển các văn bản tới Chủ tịch Đinh La Thăng.
Chủ tọa phiên tòa nhấn mạnh, như vậy bị cáo Đinh La Thăng có biết về Nghị quyết này.
Bị cáo Vũ Khánh Trường, nguyên thành viên HĐTV thừa nhận, khi PVN góp vốn lần thứ 3 lên thêm 100 tỷ đông thì bị cáo đã có ý kiến đồng ý. Nhưng bị cáo giải trình trên các căn cứ đầy đủ tính pháp lý, tính hiệu quả kinh tế, các ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho giai đoạn đó nên khi đó bị cáo nhận thức không có gì làm trái.
"Sau này khi các cán bộ điều tra cho biết vi phạm Luật Các tổ chức tín dụng. Thực tình, tôi không phụ trách lĩnh vực tài chính ngân hàng nên không cập nhật thông tin về Luật Các tổ chức tín dụng vì trong các báo cáo từ dưới lên trên không có", bị cáo Trường khai.
-
Đà Nẵng: Nhiều chung cư, nhà tập thể xuống cấp mức nguy hiểm -
Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Ngày mai, Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục hầu tòa -
Quảng Bình: Người dân mỏi mòn chờ doanh nghiệp hoàn thành tuyến đường 1,8 km -
Xử lý 4.257 vụ hàng lậu, hàng giả trong 1 tháng, thu nộp ngân sách 38 tỷ đồng
-
Bắt khẩn cấp nhóm đối tượng hack 1.000 tài khoản facebook, chiếm đoạt 10 tỷ đồng -
Tòa án yêu cầu cung cấp thêm hồ sơ vụ Công ty Phương Anh kiện Vinafco -
Bị lừa sau khi gom tiền “chạy án” cho trùm mua bán hóa đơn -
VN Đà Thành xin nhà đầu tư “chẻ nhỏ” thời gian trả nợ -
Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam khiến EVN thiệt hại 717 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Điện mặt trời Lộc Ninh 3: Xây dựng trái phép vẫn được “cho qua”
-
1 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
2 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
3 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
4 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 17/9
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation