-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới -
Xử phạt các cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm số tiền hơn 12 tỷ đồng -
Hàng bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh bị dừng hoạt động vì vi phạm an toàn thực phẩm
Mỗi nốt sẩn phù tồn tại khoảng 2-4 giờ và tự biến mất không cần điều trị (kéo dài không quá 24 giờ), nhưng sau đó các nốt sần khác xuất hiện và tiếp tục gây ngứa.
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Vũ Thu Trang, Khoa Dị ứng, Trung tâm Da liễu-Dị ứng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho hay, tình trạng mày đay ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh như gây mất tập trung, gây khó chịu trong làm việc, sinh hoạt, gây mất ngủ, khiến người bệnh lo lắng và ảnh hướng tâm lý.
Bệnh mày đay đôi khi có đi kèm với triệu chứng phù quanh hốc mắt, môi, lưỡi, hầu họng… còn gọi là phù mạch, có thể gây những tình trạng khó thở cấp tính thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Dựa theo thời gian xuất hiện của tổn thương, mày đay phân chia 2 dạng: Mày đay cấp là tình trạng tổn thương da đặc trưng kéo dài trong vòng từ vài giờ tới dưới 6 tuần; mày đay mãn tính kéo dài trên 6 tuần và tái phát thường xuyên trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Theo dân gian, bệnh mày đay được cho là xuất phát từ suy giảm chức năng gan (hay nóng gan), tuy nhiên quan điểm này được chứng minh là chưa chính xác. Thực tế, tình trạng ngứa nổi mày đay là kết quả của quá trình dị ứng, tức hệ miễn dịch phản ứng quá mức với những yếu tố gây dị ứng.
Các yếu tố được xem là căn nguyên gây dị ứng khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch, khiến cơ thể giải phóng nhiều hoạt chất trung gian hoá học, trong đó nhiều nhất là Histamin. Hoạt chất Histamin làm giãn mạch máu nhỏ dưới da, thoát mạch tăng tính thấm thành mạch gây ra sẩn phù, kích thích các tận cùng thần kinh cảm giác gây ngứa, co thắt cơ trơn gây khó thở, đau bụng. Ngoài ra còn kích hoạt nhiều hoạt chất trung gian khác gây viêm (nóng, sốt).
Căn nguyên bệnh mày đay rất phức tạp, trên cùng một người bệnh có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra cùng lúc.
Tuỳ thể mày đay cấp tính hay mạn tính mà căn nguyên có thể khác nhau, một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp như dị ứng thức ăn: Cơ thể dị ứng với thành phần của một số loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu, tôm, cua… nhìn chung có rất nhiều thực phẩm cả động vật và thực vật có thể gây bệnh mày đay ở những người có cơ địa dị ứng.
Do thuốc: Một số người bị nổi mày đay do mẫn cảm với một số thành phần thuốc như aspirin, kháng sinh, ibuprofen…
Do tiếp xúc với dị nguyên: Phấn hoa, bụi các loại, khói thuốc, lông động vật, men mốc, len…
Do các tác nhân vật lý: Áp lực tỳ đè (chứng da vẽ nổi), nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng mặt trời, nước… Do tăng thân nhiệt thường sau vận động, stress, ăn đồ cay nóng
Do nhiễm trùng, bệnh viêm mạn tính: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa bệnh nhiễm trùng (nhiễm Helicobacter pylori, viêm gan A, viêm gan C, nhiễm khuẩn vùng mũi họng, ký sinh trùng đường ruột), bệnh viêm mạn tính (viêm dạ dày, viêm thực quản trào ngược, hoặc viêm ống mật, túi mật) với mày đay mạn tính. Tuy nhiên, bằng chứng về mối liên quan này còn ít và cơ chế khởi phát bệnh chưa rõ ràng.
Do các bệnh lý tự miễn: Mày đay liên quan tới bệnh tự miễn của mô liên kết bệnh như lupus ban đỏ hệ thống hoặc hội chứng Sjögren…, nhưng chúng thường thể hiện dưới dạng viêm mạch mày đay, các thương tổn mày đay tồn tại trên 12 giờ tới 24 giờ, chậm thay đổi kích thước và hình thái, để lại dát tăng sắc tố do lắng đọng hemosiderin.
Không tìm ra nguyên nhân: Có đến 50% số trường hợp nổi mề đay không thể tìm ra nguyên nhân đặc biệt với mày đay mạn tính và loại này được xếp vào dạng mày đay mạn tự phát hay mày đay mạn vô căn.
Nguyên nhân gây tình trạng nổi mày đay không phải do gan hay do nhiễm ký sinh trùng đơn thuần mà có rất nhiều nguyên nhân khác.
Người bệnh bị bệnh mày đay cần được bác sĩ chuyên ngành thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá, phân loại và tìm ra căn nguyên.
Người bệnh tuyệt đối không nên tự sử dụng các thuốc được coi như hỗ trợ bảo vệ gan hay tăng cường miễn dịch, cần tuân thủ điều trị theo đơn bác sĩ chỉ định.
-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
Hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân từ tạng hiến của người cho chết não -
Giảm ngộ độc thực phẩm tập thể, cách nào? -
Tăng quyền lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững