-
Bàn phương án xử lý dự án BOT, BT chuyển tiếp -
Bến Tre khẩn trương cho lễ khởi công Dự án cầu Ba Lai 8 -
Việt Nam - quốc gia trong ASEAN đang thu hút các khoản đầu tư lớn -
Nan giải việc hoàn trả chi phí cho nhà đầu tư Dự án BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Nghệ An chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò -
Treo 25 năm, Dự án Khu đô thị Sing - Việt tiếp tục mịt mù
Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 7.300 tỷ đồng
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa giao Ban Quản lý Dự án Giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các bước thủ tục đầu tư đối với các dự án mở rộng Cảng Hàng không Phù Cát theo Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung (bên trái) trao Quyết định Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn. |
Trong đó, 2 dự án do UBND tỉnh Bình Định làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư với hình thức đầu tư công (ngân sách Nhà nước) là Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay và Dự án Xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng.
Cụ thể, Dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình khác thuộc khu bay có thời gian thực hiện trong năm 2024 - 2027; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.013 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là 1.008 tỷ đồng (hiện ngân sách tỉnh Bình Định đã bố trí khoảng 700 tỷ đồng theo Quyết định số 4564, ngày 8/12/2023).
Dự án thực hiện các nội dung gồm xây dựng đường cất hạ cánh số 2; xây dựng hệ thống đường lăn; xây dựng hệ thống đường tuần tra, hàng rào, bốt gác; xây dựng hệ thống đèn tiếp cận; xây dựng hệ thống thoát nước khu bay đồng bộ; hệ thống hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS; hệ thống quan trắc khí tượng tự động AWOS.
Dự án Xây dựng di chuyển các công trình quân sự để bàn giao đất phục vụ xây dựng mở rộng khu hàng không dân dụng có thời gian thực hiện từ năm 2027 - 2032; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.207 tỷ đồng.
Dự án còn lại là Dự án Xây dựng khu hàng không dân dụng có thời gian thực hiện 2027 - 2032. Dự án sẽ thực hiện đầu tư mở rộng sân đỗ máy bay; xây dựng nhà ga hành khách T3; xây dựng nhà điều hành cảng hàng không; xây dựng nhà xe ngoại trường; xây dựng khu nhiên liệu hàng không; xây dựng nhà cảng vụ...
Đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất với dự kiến khoảng 3.132 tỷ đồng. Theo UBND tỉnh Bình Định, Dự án Xây dựng khu hàng không dân dụng sẽ thực hiện theo hình thức đầu tư là đối tác công tư; có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và vốn do nhà đầu tư huy động.
UBND tỉnh Bình Định cũng giao Ban Quản lý Dự án Giao thông tỉnh tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tổ chức làm việc thống nhất với các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan về cơ chế vận hành các công trình khi đi vào hoạt động; kiến nghị Trung ương xem xét, cho cơ chế đầu tư đặc thù và hỗ trợ vốn đầu tư đối với 3 dự án nêu trên.
Nhiều công trình quy hoạch mới
Trước đó ngày 22/12/2023, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 1686/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Quy hoạch, Cảng hàng không Phù Cát là cảng hàng không nội địa, dùng chung cho dân dụng và quân sự. Cấp sân bay 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp I; loại tàu bay khai thác là code C như A320/ A321 và tương đương (có thể tiếp nhận tàu bay code E khi có nhu cầu).
Trong thời kỳ 2021 - 2030, Cảng Hàng không Phù Cát có công suất 5 triệu hành khách/năm và 12.000 tấn hàng hóa/năm; tầm nhìn đến năm 2030 có công suất 7 triệu hành khách/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm.
Quyết định số 1686 của Bộ Giao thông - Vận tải cũng nêu rõ nội dung quy hoạch hạng mục các công trình khu bay bao gồm hệ thống đường cất hạ cánh, hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay; các công trình bảo đảm hoạt động bay; hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung; các công trình dịch vụ hàng không; công trình bảo đảm an ninh sân bay; quy hoạch sử dụng đất.
Cũng theo quyết định trên, một số công trình được quy hoạch xây dựng mới như đường cất hạ cánh số 2 song song, cách đường cất hạ cánh hiện hữu 215 m về phía Tây với kích thước 3.048 m x 45 m; nhà ga hành khách T3 công suất khoảng 3,5 triệu hành khách/năm; bổ sung bãi đỗ xe hoặc kết hợp nhà xe cao tầng tại khu vực nhà ga hành khách T3 trên khu đất có diện tích khoảng 18.300 m2.
Một số công trình được nâng cấp, mở rộng như sân đỗ tàu bay đáp ứng 16 vị trí (đến năm 2030) và 20 vị trí (đến năm 2050); mở rộng đường trục hiện hữu kết nối từ Quốc lộ 1A vào khu nhà ga hành khách với bề rộng mặt đường 24 m…
Nhà ga hành khách T2 được quy hoạch chuyển đổi công năng thành nhà ga hàng hóa, đáp ứng công suất khoảng 12.000 tấn hàng hóa/năm.
Cảng Hàng không Phù Cát được quy hoạch nhu cầu sử dụng đất cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là khoảng 948,73 ha. Trong đó; diện tích đất do hàng không dân dụng quản lý là 77,39 ha; diện tích đất do quân sự quản lý là 587,90 ha; diện tích đất dùng chung 283,44 ha.
-
Nghệ An chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò -
Quỹ Hỗ trợ đầu tư hướng đến dự án quy mô lớn, có sức lan tỏa -
Treo 25 năm, Dự án Khu đô thị Sing - Việt tiếp tục mịt mù -
Nghị quyết 136 rộng mở cánh cửa đầu tư cho Đà Nẵng -
Cầu Nhơn Trạch trên đường Vành đai 3 TP.HCM hợp long nhịp đầu tiên ngày 12/9 -
T&T Group khởi công cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội -
Nghệ An kêu gọi đầu tư dự án nhiệt điện khí 2,15 tỷ USD
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam