
-
Nút thắt mặt bằng “ghìm chân” hai dự án ven biển ở Quảng Trị
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới
-
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng
Thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương cho biết, ngày 11/3, ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương làm việc với ông Oh Dongkun, Tổng giám đốc Công ty Becamex Tokyu để trao đổi về tình hình vay vốn ODA của Nhật Bản để xây dựng một số dự án hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
![]() |
Phối cảnh nút giao Bình Chuẩn trên đường Vành đai 3, TP.HCM đoạn qua tỉnh Bình Dương |
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao các dự án của Tập đoàn Tokyu đang đầu tư tại Bình Dương. Thông tin về Dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tỉnh Bình Dương do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ vay vốn ODA, ông Lợi cho biết, trước đây khi Dự án được duyệt, Chính phủ chưa có chủ trương làm đường Vành đai 3 TP.HCM.
Tuy nhiên, hiện nay đường Vành đai 3 TP. HCM đang được xây dựng, trong đó đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 26 km, hiện nay đoạn dài 15 km trùng với đường Mỹ Phước-Tân Vạn đang khai thác và trùng với dự án tuyến xe buýt nhanh (BRT).
Theo chủ trương ban đầu, đoạn trùng với đường BRT tại các nút giao với đường Vành đai 3 sẽ làm cầu vượt trên cao. Tuy nhiên, để Dự án phát huy hiệu quả, Bình Dương đề xuất điều chỉnh đoạn bị trùng này sang làm hầm chui.
“Bình Dương sẽ thực hiện dự án này và đang trình các cấp thẩm quyền sớm phê duyệt đúng trình tự và tiến độ”, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương thông tin.
Tại buổi làm việc Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu các sở, ngành phối hợp cùng Becamex Tokyu sớm sắp xếp làm việc với Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) để tiến tới thống nhất chủ trương điều chỉnh dự án, cùng nhau hợp tác đồng thuận ngay từ khi dự án mới hình thành.
Được biết, Dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tỉnh Bình Dương, có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó dự kiến vốn vay ODA) của Nhật Bản hơn 1.300 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng của tỉnh Bình Dương hơn 700 tỷ đồng.
Dự án bao gồm một số hạng mục chính như 6 cầu vượt tại các nút giao lớn trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn (nay là đường Vành đai 3, nối giữa TP.HCM với Bình Dương, Đồng Nai, Long An).
Một hạng mục khác của Dự án là đầu tư tuyến xe buýt nhanh BRT kết nối từ Thành phố mới Bình Dương đến ga Suối Tiên, dài hơn 30 km. Dự án được triển khai trong giai đoạn 2019-2025.

-
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng -
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM -
Môi trường kinh doanh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Mỹ: Cơ hội vẫn hiện hữu -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư -
TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2 -
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower