-
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM -
Quảng Bình mời gọi đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới mở rộng -
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM -
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh -
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
Đầu tư hạ tầng để phát triển logistics
Vừa qua, hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm ở Đông Nam bộ đồng loạt được khởi công gồm Vành đai 3 TP.HCM, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu… Các dự án này sau khi hoàn thành sẽ giải quyết các “điểm nghẽn” về hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, giúp giảm chi phí logistics.
Tại Đông Nam bộ, Bình Dương và Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển dịch vụ logistics vì đều có ga đường sắt và hệ thống đường bộ kết nối liên vùng, luôn nằm trong top đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian qua.
Theo Dự thảo Đề án Phát triển bền vững hệ thống logistics đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương xác định, giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh trở thành trung tâm logistics vệ tinh của khu vực Đông Nam bộ. Để thực hiện mục tiêu này, Bình Dương sẽ phát triển mới các trung tâm logistics, cảng cạn ICD hiện đại, chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế, gồm ICD Bàu Bàng, ICD Hòa Phú, ICD Vĩnh Tân, ICD An Điền, ICD Thạnh Phước.
Bình Dương đặt mục tiêu đến năm 2045, dịch vụ logistics trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Dành, Phó chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, Bình Dương quyết tâm trở thành trung tâm logistics vệ tinh của vùng Đông Nam bộ. Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các phương thức vận tải xanh, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đồng Nai cũng là địa phương có nhiều lợi thế để trở thành trung tâm logistics của vùng, vì chỉ cách trung tâm TP.HCM khoảng 30 km, cách cụm cảng Thị Vải - Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) 40 km. Hơn nữa, hạ tầng của địa phương đã và đang được đầu tư đồng bộ, với nhiều tuyến đường huyết mạch như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 3, Vành đai 4 vùng TP.HCM.
Theo Dự thảo Quy hoạch Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn và động lực phát triển của nền kinh tế. Trong đó, sẽ hình thành trung tâm logistics hàng không dựa vào lợi thế của sân bay Long Thành đang được xây dựng và hình thành trung tâm thương mại điện tử xuyên biên giới.
Hiện thực hóa “giấc mơ”
Giữa tháng 5/2023, Bình Dương làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để bàn về kế hoạch xây dựng ga Sóng Thần thành trung tâm logistics của tỉnh và vùng Đông Nam bộ. Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, Bộ Giao thông - Vận tải đang xây dựng để trình Chính phủ phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt với 8 khu ga, trong đó quy hoạch ga Sóng Thần trở thành ga trọng điểm hàng hóa phía Nam.
Với thế mạnh là phát triển công nghiệp, Bình Dương xác định phát triển dịch vụ logistics là nền tảng để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy liên kết vùng và hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành trung tâm logistics của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với việc phát triển nhanh các khu công nghiệp, Bình Dương được coi là mảnh đất “màu mỡ” cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kinh doanh lĩnh vực logistics.
Tại Bình Dương, Tập đoàn Warburg Pincus (Hoa Kỳ) và Becamex IDC đã lên kế hoạch đầu tư Dự án Trung tâm Thương mại điện tử xuyên biên giới với quy mô 75 ha. Ngoài ra, một số dự án logistics của các tập đoàn nước ngoài đã đầu tư đi vào hoạt động như Trung tâm phân loại hàng hóa công nghệ cao của Lazada tại Khu công nghiệp Sóng Thần 1, hay kho ngoại quan phục vụ ngành gỗ và nội thất quy mô lớn nhất Đông Nam Á tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên.
Đối với Đồng Nai, logistics cũng có những bước chuyển biến mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Giữa tháng 2/2023, UBND tỉnh này đã phê duyệt quy hoạch chi tiết Trung tâm kho vận thông minh Cainiao Đồng Nai tại huyện Trảng Bom. Dự án có quy mô 16,8 ha, trong đó có 9 ha xây dựng nhà kho và dịch vụ lưu trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất. Dự án do Cainiao Network (Tập đoàn Alibaba) đầu tư.
-
Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính -
An Giang xúc tiến đầu tư tại TP.HCM -
Quảng Ngãi điều chỉnh dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh -
Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An -
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/11 -
2 Xử lý dự án bất động sản gặp khó: Làm rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” -
3 Lợi nhuận giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gấp rút xin đổi kế hoạch năm -
4 Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường -
5 Tập đoàn Luxshare đầu tư thêm 2 dự án tại Nghệ An
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị