Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Bộ Công Thương quyết chặn gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp
Thế Hoàng - 12/02/2020 14:15
 
Bộ Công Thương vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ về một số biện pháp cấp bách về tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
Bộ Công Thương sẽ triển khai chương trình hành động nhằm phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
Bộ Công Thương sẽ triển khai chương trình hành động nhằm phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.

Triển khai Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, ngày 11 tháng 02 năm 2020, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết.

Chương trình hành động này đề ra các nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương với thời hạn thực hiện cụ thể.

Bộ sẽ triển khai 5 nhóm nhiệm vụ chính bao gồm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa; tăng cường năng lực bộ máy giám sát, kiểm tra, triển khai có hiệu quả các giải pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về xuất xứ hàng hóa; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục; đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan liên quan.

Mục tiêu của việc triển khai của Chương trình hành động là nhằm ngăn chặn, không để xảy ra các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc nếu có; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất Việt Nam, duy trì tăng trưởng xuất khẩu theo hướng bền vững; thu hút hợp tác, đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Từ đó, nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là triển khai các hiệp định FTA thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả cam kết trong các khuôn khổ đa phương và các hiệp định thương mại tự do đã ký kết;bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế; tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai đầy đủ Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ.

Trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ sẽ triển khai các nhiệm vụ nêu tại Chương trình hành động để góp phần thực hiện các mục tiêu mà Chính phủ đề ra tại Nghị quyết.

Theo Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2019, Chính phủ đã giao Bộ Công thương theo dõi, thống kê, cập nhật thường xuyên và kịp thời cung cấp Danh sách các mặt hàng bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp bởi các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp (Danh sách) cho Bộ Tài chính và các bộ, ngành, tổ chức liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tăng cường kiểm soát chặt chẽ, kiểm tra, thanh tra, đặc biệt đối với việc cấp C/O và giám sát hoạt động đầu tư, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu.

Đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa trong cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng được tiêu chí hàm lượng giá trị trong nước và hàm lượng giá trị khu vực để tăng tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi, tận dụng lợi thế giảm thuế của các FTA, giảm thiểu khả năng bị các nước điều tra chống gian lận xuất xứ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng lộ trình phù hợp với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu, phù hợp với hệ thống pháp luật cũng như điều kiện thực tế của Việt Nam.

Ngành gỗ thận trọng với gian lận xuất xứ
Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung tiếp diễn, sự chuyển dịch đơn hàng, chuyển dịch đầu tư trong ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam có...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư