-
Đà Nẵng trao chứng nhận đầu tư cho nhiều dự án lớn -
Đà Nẵng “sáng cửa” hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao -
Khánh thành nhà máy sản xuất Pin Li-ion và Pin Ni-MH tại KCN Nam Đình Vũ, Hải Phòng -
Đà Nẵng: Cơ hội đầu tư từ Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính -
SAM Holding đề xuất nghiên cứu dự án hơn 100.000 tỷ đồng tại Quảng Trị -
Đề xuất nghiên cứu Cụm năng lượng xanh tuần hoàn Quảng Bình
Sân bay Vũng Tàu hiện hữu. |
Theo thông tin của phóng viên Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về khả năng đưa sân bay Gò Găng vào quy hoạch hệ thống cảng hàng không.
Trước đó, vào giữa tháng 2/2023, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có công văn số 1419/UBND-VP gửi Bộ GTVT về việc xem xét khả năng đưa sân bay Gò Găng vào quy hoạch phát triển cảng hàng không.
Cụ thể, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Bộ GTVT xem xét, thống nhất với đề xuất của tỉnh về việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Vũng Tàu tại Gò Găng vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sân bay này sẽ có chức năng khai thác, hoạt động là cảng hàng không lưỡng dụng phục vụ vận chuyển hàng không nội địa, hoạt động bay trực thăng bay taxi, khai thác du lịch, dầu khí được đầu tư xây dựng mới tại khu vực Gò Găng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
“Việc chuyển sân bay Gò Găng từ chức năng chuyên dùng thành chức năng lưỡng dụng sẽ phục vụ tối đa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết.
Giữ nguyên vị thế là sân bay chuyên dùng
Theo Bộ GTVT, sân bay Vũng Tàu nằm trong khu vực trung tâm của TP. Vũng Tàu gây ảnh hưởng tới khả năng phát triển đô thị do các quy định về giới hạn, bảo đảm tĩnh không an toàn bay.
Vì vậy năm 2010, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có chủ trương di dời sân bay Vũng Tàu về Gò Găng. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Bộ GTVT báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương di dời sân bay Vũng Tàu về Gò Găng và triển khai lập quy hoạch xây dựng mới sân bay tại Gò Găng.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, vào tháng 8/2015, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất, sân bay Vũng Tàu tại Gò Găng được xác định đạt quy mô cấp 3C và có tính chất là sân bay chuyên dùng.
Quá trình triển khai điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các đơn vị chuyên ngành hàng không tiếp tục nghiên cứu nội dung liên quan đến khả năng quy hoạch cảng hàng không Vũng Tàu tại Gò Găng.
Tại Quyết định phê duyệt quy hoạch số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định “chuyển giao cho Bộ Quốc phòng các sân bay đã hoặc đang được quy hoạch nhưng không còn nằm trong hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc theo quy hoạch này để Bộ Quốc phòng quản lý theo tính chất là sân bay chuyên dùng, bao gồm các sân bay Kon Tum, An Giang, Vũng Tàu”.
“Như vậy, theo Quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay Vũng Tàu tại Gò Găng tiếp tục được xác định tính chất là sân bay chuyên dùng”, Bộ GTVT thông tin.
Triển khai Luật Quy hoạch, trong thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã tổ chức lập 5 quy hoạch ngành quốc gia liên quan đến giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đến nay đã được phê duyệt 4/5 quy hoạch trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải.
Quá trình lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch hệ thống cảng hàng không) đã sử dụng các phương pháp khoa học, kết hợp với tham khảo số liệu dự báo quốc tế, thực hiện dự báo và tính toán, phân bổ nhu cầu vận tải cho 5 chuyên ngành.
Ước tính nhu cầu vận chuyển hàng không tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (không bao gồm cảng hàng không Côn Đảo) tương đối cao, cụ thể giai đoạn đến năm 2030 ước khoảng 14,7 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2050 ước khoảng 28,6 triệu hành khách/năm.
Tuy nhiên, do nhu cầu vận tải khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như vị trí dự kiến bố trí cảng hàng không Vũng Tàu (tại Gò Găng) rất gần với cảng hàng không quốc tế Long Thành, vì vậy các đơn vị chuyên ngành hàng không đã rà soát, nghiên cứu tổng thể về phương thức bay, tổ chức vùng trời, hiệu quả đầu tư để đánh giá khả năng hình thành cảng hàng không.
Kết quả đánh giá cho thấy do cự ly tiếp cận cảng hàng không quốc tế Long Thành khoảng 45km nên 99,43% dân số có thể tiếp cận tới sân bay trong thời gian dưới 1 giờ đồng hồ.
“Với khả năng tiếp cận nêu trên, đặc biệt trong bối cảnh tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang được triển khai đầu tư, cảng hàng không quốc tế Long Thành hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường hàng không của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Bộ GTVT đánh giá.
Nguy cơ chồng lấn vùng trời
Bên cạnh đó, theo đường chim bay, vị trí sân bay Gò Găng cách cảng hàng không quốc tế Long Thành khoảng 39km, cách cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 66km.
Trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, các đơn vị chuyên ngành hàng không đã nghiên cứu, xây dựng phương thức bay sơ bộ cho cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Cụ thể, trường hợp quy hoạch sân bay Gò Găng thành cảng hàng không Gò Găng để khai thác hàng không dân dụng công cộng thường lệ thì vị trí này nằm trong vùng trời của cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Hiện nay, khi cảng hàng không quốc tế Long Thành chưa đưa vào khai thác, khu vực vùng trời xung quanh sân bay Gò Găng là vùng bay chờ của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tập trung mật độ lớn tàu bay dân dụng khu vực này.
Như vậy, việc khai thác hàng không dân dụng tại Gò Găng sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực khai thác, điều hành bay và công suất của các cảng hàng không quốc tế Long Thành, Tân Sơn Nhất; ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của các dự án đang được triển khai.
Theo Bộ GTVT, sân bay Gò Găng được hình thành với mục đích khai thác chính là hoạt động bay trực thăng, bay taxi, khai thác du lịch, dầu khí. Tính chất hoạt động khai thác hàng không này phù hợp với tính chất hoạt động hàng không chung theo mô hình sân bay chuyên dùng.
Với mô hình này, sân bay Gò Găng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu vận tải theo như nội dung đề xuất của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, không ảnh hưởng tới phương án tổ chức vùng trời, công suất khai thác của các cảng hàng không lân cận cũng như hiệu quả đầu tư của các dự án liên quan.
“Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm việc với Bộ Quốc phòng để xác định vị trí và quy hoạch sân bay Gò Găng là sân bay chuyên dùng trong quy hoạch của tỉnh”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.
-
Đà Nẵng: Cơ hội đầu tư từ Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính -
SAM Holding đề xuất nghiên cứu dự án hơn 100.000 tỷ đồng tại Quảng Trị -
Đề xuất nghiên cứu Cụm năng lượng xanh tuần hoàn Quảng Bình -
Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng -
Hải Dương phấn đấu thu hút vốn FDI từ 1 tỷ USD trở lên -
TP.HCM khánh thành công trình kênh Hàng Bàng -
Cần cú hích mới cho đầu tư dự án điện
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư