-
Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng -
Hoà Bình: Khánh thành Tuyến cáp treo Hương Bình và động thổ dự án Thung lũng suối nguồn Hương Bình -
Bình Định ủng hộ Tập đoàn WPD thực hiện dự án điện gió tại huyện Vĩnh Thạnh -
Chủ tịch VTBA chia sẻ lý do Tập đoàn Foxlink chọn Đà Nẵng đầu tư dự án -
Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng
Giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột, đoạn qua địa bàn xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin. (Ảnh: Báo Đắk Lắk) |
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn số 3683/BGTVT – CQLXD gửi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk yêu cầu khẩn trương thực hiện các giải pháp để hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Theo Bộ GTVT, Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có kế hoạch hoàn thành trong năm 2023.
Thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã có nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (chủ đầu tư dự án) và các đơn vị tập trung nguồn lực, tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp đẩy nhanh tiến độ thi công.
Bộ GTVT cũng đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk để kiểm điểm tình hình thực hiện, tháo gỡ khó khăn vướng của Dự án. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ thi công của Dự án vẫn còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, khối lượng còn lại rất lớn và chủ yếu tập trung vào hạng mục móng, mặt đường, công trình cầu…
Nếu không có sự tập trung, quyết liệt của các nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan sẽ có nguy cơ không hoàn thành Dự án theo tiến độ yêu cầu.
Nguyên nhân của việc chậm chễ có một phần khách quan như: ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thời tiết bất thường khu vực,… nhưng nguyên nhân chính do công tác giải phóng mặt bằng bị chậm, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng so với giá trị trong TMĐT đã được Bộ GTVT cân đối và phê duyệt (từ 394 tỷ đồng lên 726 tỷ đồng, tăng 332 tỷ đồng) làm tăng TMĐT; yếu tố chủ quan từ một số nhà thầu như: chưa tập trung, quyết liệt, năng lực tổ chức thi công còn hạn chế; công tác tổ chức điều hành, quản lý của Chủ đầu tư còn chưa quyết liệt.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đáp ứng tiến độ giải ngân và sớm đưa Dự án vào khai thác, sử dụng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, phát huy hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư tiếp tục tích cực, chủ động hơn nữa, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng giải phóng mặt bằng địa phương, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các tồn tại vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà thầu thi công.
Trên cơ sở khối lượng còn lại của từng nhà thầu/gói thầu, Bộ GTVT giao chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu, tư vấn giám sát lập lại tiến độ thi công chi tiết theo ngày, theo tuần, theo tháng cho từng hạng mục công việc, từng đoạn tuyến, từng gói thầu, kèm theo nhu cầu nhân vật lực, máy móc thiết bị thi công, nguồn vật liệu, tài chính đảm bảo hoàn thành theo tiến độ đã cam kết và chủ đầu tư chấp thuận biểu tiến độ thi công chi tiết làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk phải khẩn trương chỉ đạo nhà thầu tập trung huy động máy móc, thiết bị, nhân lực để triển khai ngay tại các vị trí đã được bàn giao mặt bằng, đặc biệt là đoạn từ Km20+500 ÷ Km29+880 đã giải phóng mặt bằng được 4,3km và nghiên cứu mở các đường tiếp cận để có thể thi công các cầu EaKao1 và EaKao2.
Căn cứ tiến độ thi công chi tiết điều chỉnh được chấp thuận, chủ đầu tư phải yêu cầu các nhà thầu ký cam kết thực hiện, chủ đầu tư tổ chức theo dõi, quyết liệt đôn đốc các nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ yêu cầu.
“Trường hợp nhà thầu không có chuyển biến tích cực để triển khai thi công đáp ứng tiến độ đã chấp thuận, chủ đầu tư cần kịp thời xử lý theo đúng quy định của Hợp đồng và báo cáo Bộ GTVT đối với các nhà thầu vi phạm, làm cơ sở xem xét, đánh giá về lịch sử không hoàn thành Hợp đồng của các Nhà thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện các Dự án tiếp theo do Bộ GTVT quản lý”, Bộ GTVT nhấn mạnh.
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột có tổng mức đầu tư 1.509 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, được Bộ GTVT giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Công trình có điểm đầu tuyến Km0+00 tại Km1758+900-Quốc lộ 14 xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar; điểm cuối Km39+606,7 tại Km1790+445-Quốc lộ 14 xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột.
Đây là công trình giao thông cấp II; tổng chiều dài tuyến 39,6 km; 6 nút giao; bề rộng nền đường 12m, mặt đường xe chạy 11 m; tốc độ thiết kế 80 km/h. Theo kế hoạch, Dự án sẽ phải hoàn thành vào năm 2023.
-
Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng -
Hoà Bình: Khánh thành Tuyến cáp treo Hương Bình và động thổ dự án Thung lũng suối nguồn Hương Bình -
Bình Định ủng hộ Tập đoàn WPD thực hiện dự án điện gió tại huyện Vĩnh Thạnh
-
Chủ tịch VTBA chia sẻ lý do Tập đoàn Foxlink chọn Đà Nẵng đầu tư dự án -
Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
Đà Nẵng trao chứng nhận đầu tư cho nhiều dự án lớn -
KCN Tràng Duệ 3 và Khu đô thị Tràng Cát được cấp đăng ký đầu tư -
Đà Nẵng “sáng cửa” hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao -
Khánh thành nhà máy sản xuất Pin Li-ion và Pin Ni-MH tại KCN Nam Đình Vũ, Hải Phòng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land