
-
Thương mại Việt - Anh sau hơn 4 năm thực thi FTA song phương
-
Củng cố năng lực cung ứng hàng hóa toàn cầu
-
Xuất khẩu toàn ngành da giày đạt trên 14 tỷ USD
-
Từ 16/9/2025, xuất khẩu sữa sang Trung Quốc lưu ý quy định mới
-
Chinh phục thị trường tỷ dân bằng chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao -
Chuẩn bị kịch bản cho tiêu dùng hàng hóa cuối năm 2025
Ngày 12/3, tại miền Bắc, giá thu mua tại Hà Nội và các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình dao động trong khoảng 76.000 - 78.000 đồng/kg, mức cao nhất khu vực.
Ở miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi dao động từ 75.000 - 82.000 đồng/kg, trong đó Ninh Thuận và Bình Thuận có mức cao nhất lần lượt là 80.000 đồng/kg và 82.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại miền Nam, giá lợn hơi vẫn giữ mức 83.000 đồng/kg, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Theo ông Nguyễn Đình Tường, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi dịch vụ Đồng Tâm (huyện Quốc Oai), với giá 75.000 đồng/kg, người chăn nuôi có thể thu lãi từ 2 - 3 triệu đồng mỗi con, giúp các hộ chăn nuôi an tâm tiếp tục duy trì sản xuất.
![]() |
Công nhân chăm sóc đàn heo giống tại Công ty CP Việt Nam. Ảnh: CP |
Nguồn cung thịt lợn trên địa bàn Hà Nội hiện đang được bổ sung khi nhiều hộ chăn nuôi và trang trại tăng cường tái đàn. Tuy nhiên, giá lợn giống cũng tăng theo.
Theo đó, giá lợn hậu bị hiện đạt 10 - 12 triệu đồng/con, cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 2 - 3 triệu đồng/con. Giá lợn giống cũng đã tăng lên mức 2,4 - 2,9 triệu đồng/con, cao hơn khoảng 800.000 đồng/con so với đầu năm 2024.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó chủ tịch thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, giá lợn hơi tăng do nguồn cung giảm sau khi nhiều hộ chăn nuôi xuất bán đàn trước Tết. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã ghi nhận 45 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 18 tỉnh, thành phố, giảm 66,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số lợn mắc bệnh lại tăng 10,1%, với 4.331 con bị nhiễm. Số lợn chết và tiêu hủy đạt 4.393 con, tăng 1,78%.
Hiện tại, vẫn còn 26 ổ dịch tại 17 huyện thuộc 11 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Tổng số lợn mắc bệnh là 4.002 con, trong đó 3.999 con đã bị tiêu hủy. Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố cũng siết chặt các quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, khiến một số trang trại không đáp ứng điều kiện phải chuyển đổi sang ngành nghề khác.
Dù chăn nuôi nông hộ giảm, các doanh nghiệp chăn nuôi công nghiệp lớn vẫn đủ khả năng bù đắp sản lượng. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đang tăng sản lượng thịt lợn cung ứng ra thị trường. Nếu giá thịt lợn duy trì ở mức quá cao, người tiêu dùng có thể chuyển sang các loại thực phẩm khác có giá cạnh tranh hơn.
Thêm vào đó, nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu vẫn tiếp tục được đưa về để bình ổn thị trường. Những yếu tố này có thể khiến giá thịt lợn hạ nhiệt trong vòng một đến hai tháng tới.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến, thịt lợn chiếm tới 65% trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Giá lợn hơi tăng cao mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi và doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đặt ra bài toán kiểm soát lạm phát.
Do đó, Thứ trưởng nhấn mạnh ngành chăn nuôi cần đảm bảo vừa tăng trưởng bền vững, vừa ổn định nguồn cung thực phẩm, đảm bảo lợi ích cho người chăn nuôi mà vẫn giữ CPI ở mức hợp lý, cân bằng với khả năng chi trả của người tiêu dùng.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các địa phương hướng dẫn người dân tái đàn theo mô hình an toàn sinh học, tăng cường kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi và lở mồm long móng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh sản xuất con giống để đáp ứng nhu cầu tái đàn trong mọi tình huống, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành chăn nuôi.
Đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, cần tăng cường cung ứng các sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn từ nguồn nhập khẩu, giúp đa dạng hóa lựa chọn cho người tiêu dùng, giảm áp lực lên thị trường thịt tươi sống.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng lưu ý chính quyền địa phương phải siết chặt kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn tình trạng vận chuyển và kinh doanh lợn thịt không rõ nguồn gốc. Đồng thời, cần có biện pháp mạnh nhằm hạn chế đầu cơ, tích trữ, buôn bán lợn trái phép qua biên giới, đảm bảo cân bằng cung - cầu, tránh tình trạng giá cả biến động bất thường.

-
Từ 16/9/2025, xuất khẩu sữa sang Trung Quốc lưu ý quy định mới -
Chinh phục thị trường tỷ dân bằng chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao -
Chuẩn bị kịch bản cho tiêu dùng hàng hóa cuối năm 2025 -
Việt Nam xuất khẩu 36,6 tỷ USD hàng hóa mỗi tháng -
Giá xăng dầu tăng trở lại -
Nhiều nhóm hàng bội thu xuất khẩu -
Chặng đường dài hơi với nông sản Việt, nhìn từ Doveco
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng