
-
Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
-
Chủ tịch Thaco xúc động, hứa thực hiện hoài bão của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Một thời cống hiến cho sự nghiệp tìm tài nguyên cho đất nước
-
Các Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại TP.HCM tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Nắn nót từng dòng chữ Việt, người bạn Lào thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
TP.HCM trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Các ý kiến của Đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Đấu giá tài sản chỉ nên quy định về nguyên tắc đấu giá nợ xấu, tài sản đảm bảo nợ xấu và giao Chính phủ quy định chi tiết về đấu giá nợ xấu, đề nghị không nên để VAMC là tổ chức đấu giá trực tiếp nợ xấu mà nên để một tổ chức độc lập thực hiện, sẽ đảm bảo tính khách quan, độc lập.
Một số ý kiến đồng tình cũng cho rằng, nếu giao cho VAMC vừa quản lý tài sản nợ xấu, vừa bán nợ xấu đã tạo ra sự không bình đẳng, các cơ quan khác không được bán trong khi VAMC lại được bán nợ xấu.
![]() |
Ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp |
Giải thích về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, nợ xấu là một hiện tượng có thể nói là có tính chất tạm thời của nền kinh tế. Trong thời gian qua, trong các hoạt động kinh tế đã tồn đọng một lượng nợ xấu khá lớn. Để xử lý khối nợ xấu này, ngân hàng nhà nước đã thành lập Công ty quản lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam là VAMC. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nợ xấu và hoạt động của VAMC.
"VAMC có nhiều nhiệm vụ, trong đó có hoạt động bán đấu giá, kí hợp đồng với các tổ chức hành nghề bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá nợ xấu hoặc bán tài sản", Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết.
Theo Bộ trưởng, để xử lý vấn đề này, trong Dự án Luật Đấu giá tài sản do Chính phủ trình Quốc hội, có một vài điều định đưa vào điều khoản thi hành, quy định rất nguyên tắc về việc xử lý nợ xấu và những việc VAMC được làm trong xử lý nợ xấu. Vấn đề này giao Chính phủ quy định kỹ hơn trong một Nghị định để đảm bảo một hoạt động mang tính chất đặc thù trong đấu giá tài sản của VAMC nên Bộ Tư pháp đã trình lên Quốc hội, các cơ quan Bộ ngành, chuyên gia góp ý và đưa ra 2 phương án như trong Tờ trình.
Về nguyên tắc, dù sử dụng phương án nào thì cũng phải đảm bảo nguyên tắc để VAMC bán đấu giá nợ xấu phù hợp quy trình, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi các bên liên quan và xử lý được một hiện tượng tức thời, đặc thù của nền kinh tế.
Đối với hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” trong đấu giá tài sản, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, Cơ quan soạn thảo đã cố gắng đến mức tối đa quy định rõ quyền hạn của người đấu giá để hạn chế tình trạng này. Đặc biệt là về quy trình tổ chức bán đấu giá, giá khởi điểm, các quy định về niêm yết phải chặt chẽ, công khai…
“Hy vọng rằng với những quy định chặt chẽ trong Luật Đấu giá tài sản, sẽ hạn chế được tình trạng “quân xanh – quân đỏ” trong đấu giá tài sản”, Bộ trưởng cho biết.
Đối với việc hạn chế một số loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động đấu giá tài sản, Bô trưởng Lê Thành Long khẳng định, hoạt động bán đấu giá tài sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, là đặc thù của ngành tư pháp nên chỉ hạn chế một loại hình doanh nghiệp như Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Nguyên nhân là cần phải đảm bảo quy trình, các điều kiện chặt chẽ, trách nhiệm vô hạn của người tổ chức loại hình. Đấy là triết lý cơ bản của việc hạn chế loại hình doanh nghiệp này. Và quy định này không vi phạm Hiến pháp và hoàn toàn phù hợp với điều 7, Luật Đầu tư và Điều 3, Luật Doanh nghiệp.
Phương án 1: Tại khoản 9 Điều 4 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã sử dụng cụm từ “tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam” để sử dụng cho VAMC. Do vậy, xin sử dụng cụm từ này để tiếp thu bổ sung mục 3 gồm 2 điều về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Chương IV. Đồng thời, bổ sung tại một số điều, khoản quy định chung trong Luật như khoản 2 Điều 2 về đối tượng áp dụng, điểm o khoản 1 Điều 3 về tài sản đấu giá...
Phương án 2: Không quy định về việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cũng như các quyền, nghĩa vụ liên quan đến đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại dự án Luật này để đảm bảo cơ chế thị trường và nguyên tắc đấu giá theo quy định của Luật này. Sau đó, sẽ đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 53/2013/NĐ-CP theo tinh thần của Luật này nhằm tránh các hệ lụy pháp lý về mặt tài chính sau khi xử lý nợ và đảm bảo tính phổ quát của Luật.

-
Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
-
Hải Phòng cần công tâm, hài hòa, thống nhất cao trong sắp xếp cán bộ sau sáp nhập
-
Chủ tịch Thaco xúc động, hứa thực hiện hoài bão của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
-
Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Một thời cống hiến cho sự nghiệp tìm tài nguyên cho đất nước -
Các Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại TP.HCM tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
Nắn nót từng dòng chữ Việt, người bạn Lào thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
TP.HCM trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương -
Luật hóa quy định xử lý trường hợp nước ngoài từ chối yêu cầu dẫn độ của Việt Nam -
Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương -
Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Malaysia, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số