Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Mỗi năm người Việt bỏ ra 3-4 tỷ USD để du học nước ngoài
Thế Hải - 06/06/2018 10:28
 
Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, dù ngành giáo dục đã bắt đầu thu hút được các tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào đầu tư, nhưng hàng năm số học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu ở dạng học bổng, không học bổng vẫn rất lớn với số chi vào khoảng 3-4 tỷ USD.

Tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sáng 6/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời 3 nhóm vấn đề của ngành giáo dục và đào tạo.

Báo cáo trước Quốc hội về tình hình giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngành giáo dục hiện có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1,4 triệu giáo viên. Ngành đã nỗ lực thực hiện nhiều nhiệm vụ để đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rộng lớn, khó, cần thời gian mới phát huy được kết quả của đổi mới. Bản thân ngành cũng còn nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề tồn tại, gây bức xúc trong dư luận.

Với trách nhiệm người đứng đầu ngành, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xin chịu trách nhiệm về những việc chưa làm được và hứa thực hiện tốt hơn thời gian tới.

Là đại biểu chất vấn đầu tiên trong số 63 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) chất vấn về thực trạng phân luông giáo viên phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. Cùng đó là các câu hỏi chất vấn về phát triển giáo dục chất lượng cao; giải pháp khắc phục tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm; tiến độ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, phân luồng giáo dục là vấn đề không mới, Chính phủ đã nhắc nhiều lần nhưng kết quả thời gian qua thực hiện chưa tốt, điều này có nguyên nhân từ ngành giáo dục, chương trình giao dục phổ thông hiện hành chưa rõ nét, dẫn đến học sinh tập trung về kiến thức, nhẹ về thực hành.

Bên cạnh đó, trong thiết kế chương trình phổ thông phải quán triệt tinh thần là lồng ghép thông tin về cuộc cách mạng 4.0 vào kiến thức lý thuyết để các em ngay trên ghế nhà trường đã nắm được thông tin thực tiễn; đồng thời tạo đam mê, động lực cho học sinh với nghề nghiệp tương lai,...

Đại biểu Nguyễn Văn Thân chất vấn về tình trạng hiện ta gửi con em đi nước ngoau rất nhiều, cả học bổng cả trả tiền, với học phí rất cao, có trường từ 400-500 triệu đồng/năm và những giải pháp để thu hút đầu tư FDI giáo dục, Bộ trưởng thông tin, trong xu hướng chung, các nước đang phát triển đều gửi con em đến các nước phát triển để đào tạo.

"Dù Đảng và Nhà nước đã dành 20% ngân sách để đầu tư cho giáo dục, nhưng vai trò đóng góp của xã hội, đậc biệt doanh nghiệp rất lớn, đây là bài học thành công của Hàn Quốc và Trung Quốc khi huy động thành công sự tham gia cua các thành phần kinh tế. Chúng tôi đã tham mưu để tăng cương thu hút các nguồn lực xã hội để đầu tư cho giáo dục"

Cũng theo Bộ trưởng Nhạ, hàng năm số học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu ở dạng học bổng, không học bổng rất lớn với số chi vào khoảng 3-4 tỷ USD. Bộ đã tham mưu Chính phủ có chính sách khuyến khích xã hội hoá, hiện nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư vào giáo dục theo chuẩn quốc tế. 

Quan điểm của  ngành giáo dục là ngân sách Nhà nước tập trung cho giáo dục phổ cập, vùng khó khăn. Còn giáo dục chất lượng cao thì Nhà nước vẫn có trách nhiệm, nhưng rất trông đợi vào đầu tư của tư nhân với chương trình học tiên tiến, kiểm định chất lượng dạy, học ngay từ đầu. Giải pháp này, theo ông Nhạ sẽ tăng đóng góp của khu vực tư nhân trong giáo dục chất lượng cao, giảm áp lực cho Nhà nước.

Liên quan đến chất vấn về con số hơn 200.000 sinh viên ra trường không có việc làm và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, Tư lệnh ngành giáo dục và đào tạo cho biết, đây là con số có thật, tuy nhiên, để giải quyết được một cách căn cơ vấn đề trên, Bộ trưởng cho rằng sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ tăng cường đào tạo theo hướng gắn với thị trường lao động, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo.phải trên cơ sở chuẩn quốc tế và thị trường, đào tạo theo địa chỉ.

"Chúng tôi đã có quy chế cho một số ngành đào tạo gắn với thị trường lao động, mở rộng để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo, từ đội ngũ giáo viên, công bố công khai kết quả kiểm định để người học có thông tin lựa chọn cơ sở đào tạo ngay từ đầu vào và các trường phải nâng cao chất lượng và chịu trách nhiệm về sản phẩm đầu ra...

Giải pháp này sẽ hạn chế được tình trạng khi tuyển sinh thì hứa hẹn nhưng khi sinh viên ra trường không tìm được việc làm.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sốt "đất đặc khu" chủ yếu do giao dịch ngầm, trái phép
Tiếp sau Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trần Hồng Hà là tư lệnh ngành thứ 2 đăng đàn trả lời...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư