
-
Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên
-
Ai làm tốt nhất, chủ động phục vụ nhân dân nhất thì chúng ta phân cấp
-
Thủ tướng: Đã "bắt được bệnh lãng phí", đang hoàn thiện thể chế để "chữa bệnh"
-
Đại biểu Quốc hội: Cần khuyến khích tăng trưởng bất động sản
-
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến -
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178
![]() |
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn (Ảnh: K.T) |
Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tối 2/8, trước vấn đề về vụ hacker ở sân bay Nội Bài, phóng viên nêu rằng, dư luận đang cho rằng hầu hết hạ tầng viễn thông của chúng ta từ mạng internet, mạng viễn thông đều phụ thuộc rất nhiều vào phía Trung Quốc, đặc biệt là của Tập đoàn Huawei. Ở nhiều nước từ Mỹ, Australia, Ấn Độ…, Huawei bị tẩy chay vì liên quan đến vấn đề an ninh mạng.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng, không thể bảo đảm an toàn an ninh thông tin nếu chỉ phụ thuộc vào một công nghệ hay doanh nghiệp cụ thể nào và cũng không có thiết bị nào là có thể bảo đảm tin tưởng hoàn toàn.
“Đúng là có thực trạng các nhà mạng lớn sử dụng thiết bị Trung Quốc và có khả năng thiết bị công nghệ đó có lỗ hổng. Như gần đây chúng ta biết các thiết bị đầu cuối như PC, laptop của Lenovo vừa qua phát hiện rủi ro mất an toàn thông tin và xâm phạm quyền riêng tư của người sử dụng”, Bộ trưởng Tuấn đánh giá.
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, vấn đề các nhà mạng lớn của Việt Nam sử dụng công nghệ viễn thông Trung Quốc là do hoàn cảnh lịch sử để lại, do chính sách, chiến lược ban đầu chưa đồng bộ, rồi do Luật Đấu thầu còn hạn chế, nhất là về giá thành và cách tiếp cận linh hoạt của các hãng viễn thông Trung Quốc.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận định, một số hãng công nghệ Trung Quốc đang vượt lên trở thành hãng đứng đầu về công nghệ thông tin và viễn thông. Trong bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu tốt nhất 2015 của Interbrand công bố cũng có cả những hãng của Trung Quốc.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nêu rõ: “Đối với vấn đề này, về luật chúng ta chưa thể cấm hay có sự phân biệt đối xử. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, chúng tôi sẽ rà soát, đánh giá và có chính sách kiểm soát tốt hơn trong thời gian tới. Đặc biệt, chúng ta sẽ có yêu cầu cụ thể về bảo đảm an toàn an ninh thông tin trong việc đấu thầu, mua sắm thiết bị đối với hệ thống thông tin quan trọng.
Rất mong các cơ quan báo chí khuyến nghị với các doanh nghiệp viễn thông ngoài nhiệm vụ kinh doanh, chúng tôi đề nghị trong trường hợp cần thiết, chúng ta có trách nhiệm, phải biết hy sinh lợi ích của doanh nghiệp để đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, góp phần cùng Nhà nước giữ vững an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ Tổ quốc trong mọi hoàn cảnh và trong tình hình mới”.

-
Đại biểu Quốc hội: Cần khuyến khích tăng trưởng bất động sản -
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến -
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178 -
Tổng Thanh tra giải thích lý do giữ thanh tra trong công an, quân đội, Ngân hàng Nhà nước -
Kết thúc phiên đàm phán thứ 2 về thuế đối ứng Việt - Mỹ -
Mở rộng hỗ trợ học phí, nên cấp trực tiếp cho người học -
Đề xuất chi hơn 5.000 tỷ đồng/năm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản