Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 01 năm 2025,
Bộ trưởng Y tế: Nâng cảnh báo phòng chống dịch lên mức rất cao
D.Ngân - 30/07/2021 15:07
 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương phải nâng cảnh báo phòng chống dịch lên mức rất cao, phải chuẩn bị kịch bản cho tình huống xấu có thể xảy ra.

Nhận định về tình hình dịch Covid-19 hiện nay theo Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Y tế các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cần lưu ý tình trạng trở nặng của người bệnh sẽ diễn ra ở giai đoạn này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương phải nâng cảnh báo phòng chống dịch lên mức rất cao, phải chuẩn bị kịch bản cho tình huống xấu có thể xảy ra.

Bộ Y tế cũng nhận định tình hình dịch tới đây sẽ còn những diễn biến phức tạp, số ca mắc có thể sẽ gia tăng nhanh. Do đó việc chuẩn bị hệ thống y tế cho điều trị là cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tất cả các quốc gia trong giai đoạn này. "Tất cả các quốc gia đều cảnh báo không thể chủ quan với biến thể Delta đang phá vỡ và làm đảo lộn tất cả các thành tựu chống dịch của nhiều quốc gia”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Để kiểm soát dịch, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, các địa phương có nhiều ca mắc tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, tuyệt đối không “chặt ngoài, lỏng trong”. 

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Y tế, các tỉnh cần kiên định mục tiêu giảm ca mắc, giảm tỷ lệ tử vong, vắc-xin. Đồng thời kiên định chiến lược phát hiện, cách ly, khoanh vùng, điều trị hiệu quả. Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới vẫn tiếp tục yêu cầu các quốc gia phải tăng cường xét nghiệm để sớm đưa ca mắc ra khỏi cộng đồng, để kiểm soát lây nhiễm.

Tại Hội nghị, một lần nữa Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương phải nâng cảnh báo phòng chống dịch lên mức rất cao, phải chuẩn bị kịch bản cho tình huống xấu có thể xảy ra.

Theo đó, các địa phương phải luôn luôn chuẩn bị tâm thế có thể thực hiện Chỉ thị 16 vào một thời điểm nào đó để chuẩn bị sẵn sàng về công tác y tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Để chuẩn bị tình huống dịch bệnh gia tăng, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã có những hướng dẫn, do đó tuỳ vào mức độ đánh giá và tình hình dịch trên địa bàn, mỗi địa phương cần xây dựng các kịch bản phòng chống dịch phù hợp, để tránh khi dịch xảy ra lại lúng túng, bị động, đặc biệt trong điều trị.

Liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng nhấn mạnh đây là vấn đề cấp thiết, đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố phải tập trung cao độ cho cơ sở vật chất để chuẩn bị sẵn cho công tác điều trị.

Một điểm nữa các địa phương cần phải quán triệt thực hiện trong điều trị là yêu cầu tất cả các bệnh viện hạng 1, bệnh viện đa khoa tỉnh bắt buộc phải có khu hồi sức tích cực và oxy trung tâm (quy mô từ 50 - 100 giường); bệnh viện tuyến quận, huyện cũng phải có oxy và oxy trung tâm.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải làm việc ngay với các nhà cung cấp oxy, rà soát lại tất cả trang thiết bị trên tinh thần “4 tại chỗ”. Bộ Y tế cũng sẽ hỗ trợ nhưng các địa phương cần chủ động.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đã huy động lực lượng tinh nhuệ thiết lập và nâng thành 5 trung tâm hồi sức tích cực tại TP.HCM, đồng thời Bộ Y tế thiết lập thêm trung tâm hồi sức tích cực tại các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, tại Đồng Tháp.

“Các tỉnh thành phố khác ở khu vực miền Trung, miền Bắc, đặc biệt các địa phương khu vực miền núi phía Bắc cần chuẩn bị ngay nội dung này, không có tâm lý chủ quan, tránh bị động khi có dịch xảy ra trên địa bàn”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Về vắc-xin, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 16 triệu liều vắc-xin Covid-19 và đã công khai phân bổ vắc-xin cho các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng tốc tiêm chủng.

Riêng với TP.HCM, Bộ Y tế gửi Công văn hỏa tốc số 6118/BYT-DP đến Chủ tịch UBND TP.HCM về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Bộ này đề nghị TP.HCM tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền và đẩy nhanh việc tăng độ bao phủ tiêm chủng. 

Huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành…; tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại các khu dân cư.

Bố trí nhân lực tiêm chủng và các bộ phận hỗ trợ làm việc toàn thời gian trong suốt thời gian tổ chức chiến dịch tiêm chủng. Không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi tiêm chủng, phát huy tối đa năng lực của các điểm tiêm chủng.

Hướng dẫn người dân điền Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng, Phiếu sàng lọc trên nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử hoặc trên bản giấy; thông báo thời gian và địa điểm tiêm để người dân tham gia đầy đủ, đúng giờ và không tập trung đông người tại một thời điểm; sắp xếp thời gian theo dõi sau tiêm chủng phù hợp. 

Những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng thì tiếp tục theo dõi và sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện. Những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị.

Tại các khu phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng.

Tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.

Bộ Y tế đồng ý thí điểm rút ngọn quy trình tiêm chủng tại TP.HCM
Bộ Y tế đã đồng ý với đề xuất của Sở Y tế TP.HCM tinh giản một số thủ tục trước và sau tiêm chủng vắc-xin.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư