
-
Hướng dẫn giải pháp tạm thời trước sự cố hệ thống điện tử của hải quan
-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại
-
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024
-
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
![]() |
Ngành xi măng vẫn chưa thể giải quyết được bài toán mất cân đối nghiêm trọng về cung-cầu. |
Bộ Xây dựng mới đây đã báo cáo Thủ tướng về việc xử lý thông tin báo chí nêu về ngành xi măng dư thừa nguồn cung lớn.
Hiện nay, cả nước có 92 dây chuyền, với tổng công suất khoảng 123 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 2024, tổng sản lượng xi măng và clinker tiêu thụ chỉ khoảng 95 triệu tấn (Nội địa khoảng 65,3 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 29,7 triệu tấn). Như vậy, các dây chuyền sản xuất xi măng chỉ hoạt động trung bình khoảng 77% tổng công suất thiết kế.
Bộ Xây dựng cho biết, từ năm 2011, việc đầu tư sản xuất xi măng thực hiện theo quy hoạch của Thủ tướng về phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2020 và định hướng 2030 tại Quyết định 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 (viết tắt là Quy hoạch 1488).
Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, nguồn cung xi măng tăng lên do Luật Quy hoạch 2017 bãi bỏ Quy hoạch 1488.
Việc đầu tư các dây chuyền xi măng theo cơ chế thị trường và được thực hiện theo pháp luật về đầu tư, thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh. Do đó, các địa phương đã chấp thuận chủ trương đầu tư 13 dây chuyền công nghệ hiện đại với tổng công suất thiết kế 35,3 triệu tấn mỗi năm.
Trước tình hình các nhà máy xi măng có xu thế tăng nhanh, Bộ Xây dựng trình Thủ tướng ban hành quyết định về chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng 2050, trong đó đưa ra lộ trình đầu tư các nhà máy xi măng.
Cụ thể, tổng công suất thiết kế đến năm 2025 không vượt quá 125 triệu tấn/năm; đến năm 2030 không vượt quá 150 triệu tấn/năm.
Vào năm 2021, Bộ cũng có văn bản gửi UBND các địa phương yêu cầu trước khi xem xét, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án sản xuất xi măng cần cân nhắc tránh đầu tư tràn lan, dẫn đến cung vượt cầu, gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Nhưng, thực tế, cung cầu trên thị trường xi măng vẫn mất cân đối rất lớn, khi nguồn cung dư thừa vài chục triệu tấn, gây khó khăn cho tiêu thụ, tình trạng cạnh tranh về giá khốc liệt, một số nhà sản xuất bán dưới giá thành sản xuất.
Lo ngại năng lực sản xuất xi măng phình to trong khi nguồn cung vượt cầu vài chục triệu tấn, Bộ Xây dựng từng đề xuất bổ sung quy hoạch lĩnh vực xi măng vào danh mục các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành trong Luật Quy hoạch, nhưng Luật số 57/2024 được Quốc hội thông qua hồi tháng 11/2024 lại không có nội dung Bộ đã đề xuất.
Theo tính toán của Bộ Xây dựng, nhu cầu tiêu thụ xi măng trong năm 2025 sẽ tăng khoảng 2-3% so với năm 2024, đạt mức 95-100 triệu tấn. Trong đó tiêu thụ nội địa dao động từ 60-65 triệu tấn, còn xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 30-35 triệu tấn.
Dư thừa nguồn cung lớn, tiêu thụ nội địa tăng chậm, thậm chí còn giảm, kênh xuất khẩu 3 năm gần nhất giảm mạnh, chỉ đạt quanh ngưỡng 30 triệu/tấn/năm, dẫn đến nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng, nguy cơ đóng cửa, thua lỗ và nợ xấu.
Theo nhận định của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), tiêu thụ xi măng trong nước hiện vẫn rất khó do tác động của nhiều yếu tố bất lợi cùng với việc thị trường bất động sản chưa phục hồi. Xuất khẩu cũng chịu cạnh tranh gay gắt và phòng vệ thương mại gia tăng.
Hiện, một số doanh nghiệp đã không thể xuất khẩu hoặc xuất được nhưng sản lượng rất thấp do vướng phòng vệ thương mại tại các thị trường truyền thống như Philippines, Đài Loan.
2 tháng đầu năm nay, toàn ngành xuất khẩu hơn 2 triệu tấn, trị giá 76 triệu USD, giảm lần lượt 36,7% về lượng và giảm 36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
Trong chiến lược dài hạn, ngành xi măng vẫn phải tập trung vào tiêu thụ trong nước, bởi đây mới là kênh tiêu thụ chính yếu của ngành. Để kích cầu, VNCA cùng một số Hiệp hội ngành nghề đã kiến nghị Chính phủ có biện pháp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng thông qua phát triển nhà ở, kết cấu hạ tầng, đường giao thông và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới.
-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại -
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024 -
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa -
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa -
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực -
Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố quy định gây bất lợi cho doanh nghiệp
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025