Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Bộ Y tế phát động Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa Cholesterol trong cơ thể
B.T - 16/10/2020 20:16
 
Ngày 16/10, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể.
PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Lễ phát động
PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Lễ phát động

Đây là hoạt động quan trọng, thiết thực để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công cuộc phòng chống bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam

Phát biểu tại Lễ phát động, PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, thực trạng người Việt Nam thừa Cholesterol trong cơ thể đang ở mức đáng báo động và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người thừa Cholesterol trong cơ thể. Hơn 50% phụ nữ trung niên trong độ tuổi 50 - 65 tuổi đang trong tình trạng thừa Cholesterol.

Thứ trưởng cảnh báo, thừa Choleterol gây ra các bệnh lý về tim mạch, là một trong các nhóm bệnh không lây nhiễm. Tại Việt Nam, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Trong năm 2016, có 548.800 ca tử vong, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%.

Cứ 10 người chết̀ có 7 người chết do bệnh không lây nhiễm tập trung ở các bệnh như: tim mạch đa phần do lượng người mắc Cholesterol cao, 10 người có 3 người chỉ số Cholesterol cao vượt ngưỡng, hơn 1/2 phụ nữ trong độ tuổi 50 - 69 có Cholesterol cao, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính.

Ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần.

Trong khuôn khổ Tháng hành động, Bộ Y tế triển khai các chương trình hành động với quyết tâm khống chế tốc độ gia tăng và tiến tới làm giảm tỷ lệ người thừa Cholesterol ở Việt Nam. Các hoạt động tập trung vào tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng và quản lý các bệnh không lây nhiễm ngay từ y tế cơ sở. Các buổi truyền thông, tư vấn và xét nghiệm miễn phí cho người dân sẽ được tổ chức tại 5 tỉnh/thành phố, 15 bệnh viện trên cả nước.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, có 5 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa Cholesterol. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ lối sống và chế độ ăn uống.

Ăn thực phẩm chứa nhiều Cholesterol: Thực phẩm chứa nhiều Cholesterol được tìm thấy nhiều nhất ở những thức ăn có nguồn gốc từ động vật và mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn, mỡ lợn, thịt cừu, thịt gia cầm béo (vịt, ngỗng nuôi công nghiệp) và nội tạng động vật.

Uống nhiều rượu, bia và các thức uống có gas: Rượu, bia và các loại thức uống có gas nếu sử dụng nhiều sẽ làm tăng Cholesterol xấu và triglyceride.

Lối sống không khoa học, bao gồm lười tập thể dục và ít tham gia các hoạt động thể chất. Không kiểm soát cân nặng (béo phì). Hút thuốc: Một số hóa chất có hại trong thuốc lá làm tăng lượng Cholesterol xấu gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, những người bị huyết áp cao (tăng huyết áp) và bệnh tiểu đường thường có mức Cholesterol cao hơn bình thường. Có một số các yếu tố cố định gây ra mức Cholesterol cao không thể thay đổi được như tiền sử gia đình bị bệnh tim, có tình trạng Cholesterol cao. Và càng lớn tuổi thì khả năng bị hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) càng cao.

Các biện pháp khuyến nghị để hạn chế tình trạng thừa Cholesterol được khuyến cáo gồm:

- Hạn chế ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều Cholesterol.

- Bổ sung chất béo có lợi (nhóm chất béo không bão hòa) vào chế độ ăn uống: Nhóm chất béo không bão hòa như omega 3-6-9 được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như cá hồi, cá trích và các loại dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương... Đặc biệt, dưỡng chất Gamma-Oryzanol & Phytosterol có trong một số loại dầu ăn và gạo lứt đã được khoa học chứng minh có tác dụng trong việc giảm hấp thụ Cholesterol xấu từ thực phẩm.

- Thực hiện lối sống khoa học: Khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất: hạn chế ăn, uống các thực phẩm chưa nhiều Cholesterol, cần tăng cường các hoạt động thể chất như tập thể dục thường xuyên (đi bộ, đạp xe, bơi lội…).

- Không hút thuốc, hạn chế rượu bia...

Mối liên hệ giữa béo phì với phản ứng nặng ở bệnh nhân COVID-19
Các phản ứng viêm và miễn dịch liên quan đến béo phì có thể giúp giải thích nguyên nhân khiến những người này bị mắc COVID-19 nặng hơn so với...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư