
-
Người lớn tuổi và người bệnh nền: Cảnh giác với cúm khi giao mùa
-
Sở Y tế Nam Định báo cáo vụ việc "đóng đủ tiền viện phí mới được cấp cứu"
-
Tin mới y tế ngày 4/5: Kỳ tích ghép tạng trong dịp đại lễ 30/4-1/5
-
Không có vùng cấm trong xử lý thực phẩm chức năng giả
-
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue -
Gỡ bỏ quảng cáo sản phẩm Dáng Xuân Phục Linh Gold và Best Slim Collagen do chứa chất cấm
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã xử phạt Công ty TNHH một thành viên Alifaco và Công ty TNHH Dược phẩm Khang Hải mỗi doanh nghiệp 50 triệu đồng do vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Boca và Khớp Khang Hải gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết, Cục đã nhận được phản ánh qua đường dây nóng và qua xác minh phát hiện Công ty TNHH một thành viên Alifaco (Tầng 4, tháp AB Imeperia Garden, 203 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Boca vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Theo đó, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 09/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH một thành viên Alifaco quảng cáo sản phẩm trên một số trang mạng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, với số tiền phạt 50 triệu đồng.
Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng xử phạt Công ty TNHH Dược phẩm Khang Hải vi phạm quảng cáo sản phẩm Khớp Khang Hải gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh với số tiền phạt 50 triệu đồng.
Cùng với hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc Công ty TNHH một thành viên Alifaco, Công ty TNHH Dược phẩm Khang Hải tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm; cải chính thông tin theo quy định.
Được biết, Công ty TNHH Dược phẩm Khang Hải (Tầng 6, nhà số 18, khu nhà số 10, ngõ 12 đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội)
Ngoài sai phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải, theo đại diện Cục An toàn thực phẩm, các sai phạm chủ yếu mà nhiều cơ sở mắc phải là sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;
Cục An toàn thực phẩm cũng cảnh báo tình trạng một số cơ sở còn gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
“Hình thức khác mà hiện được nhiều đối tượng kinh doanh lợi dụng là gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, đại diện Cục An toàn thự phẩm nêu.

-
Không có vùng cấm trong xử lý thực phẩm chức năng giả -
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue -
Gỡ bỏ quảng cáo sản phẩm Dáng Xuân Phục Linh Gold và Best Slim Collagen do chứa chất cấm -
Xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả -
Tin mới y tế ngày 3/5: Cảnh báo hậu quả từ "mẹo gia truyền" nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai -
Hậu quả của béo phì ở trẻ em và cách cha mẹ cần làm -
Sẵn sàng, chủ động, hoàn thành tốt nhiệm vụ tác nghiệp y tế dịp nghỉ lễ
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới