
-
Giải pháp tiên phong giúp tái tạo bàn tay sau chấn thương nghiêm trọng
-
Tin mới y tế ngày 4/7: Nguy hiểm khôn lường vì mỡ máu tăng cao bất thường
-
Thu hồi hàng loạt giấy phép công bố thực phẩm chức năng và thiết bị y tế
-
Kiến nghị hậu kiểm cả thực phẩm chức năng trên sàn điện tử
-
Cảnh báo biến chứng nghiêm trọng do tiêm filler không rõ nguồn gốc -
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng đối mặt nhiều quy định chặt chẽ hơn
Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật.
![]() |
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm chỉ ra nhiều sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng. |
Theo đó, nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định, khách đặt hàng được người giao hàng đưa hàng và thu hộ tiền cho người bán, không có hóa đơn bán hàng, do vậy không rõ nguồn gốc sản phẩm để có thể truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm không đúng như quảng cáo.
Trước tình hình trên Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;
Cục An toàn thực phẩm cũng cảnh báo tình trạng một số cơ sở còn gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
Hình thức khác mà hiện được nhiều đối tượng kinh doanh lợi dụng là gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần lưu ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Khi có nhu cầu, khách hàng cần tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;
Để tránh sử dụng sai mục đích, người tiêu dùng cần đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;
"Đặc biệt, người dân cần chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng; Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên", lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm nêu.

-
Cảnh báo biến chứng nghiêm trọng do tiêm filler không rõ nguồn gốc -
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng đối mặt nhiều quy định chặt chẽ hơn -
62 bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm y tế chi trả 100%, không cần giấy chuyển tuyến -
Tin mới y tế ngày 3/7: Bước đột phá trong chẩn đoán hình ảnh tại Việt Nam -
Số hóa - trụ cột xây dựng mô hình bệnh viện thông minh -
Kem massage nhập khẩu bị thu hồi vì vi phạm công bố -
Tin mới y tế ngày 2/7: Người trẻ không được chủ quan với tăng huyết áp
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số