
-
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường phòng chống lây nhiễm Covid-19
-
TP.HCM: “Lách luật” trong công bố thiết bị y tế, 70 hồ sơ bị thu hồi
-
Y học cổ truyền Việt Nam: Kết nối tinh hoa y học dân tộc với thành tựu y học hiện đại
-
Tin mới y tế ngày 19/5: TP.HCM kiểm tra, rà soát thuốc, thực phẩm chức năng giả
-
Số ca mắc bệnh hô hấp tăng mạnh, bệnh viện quá tải -
Chuẩn hóa năng lực bác sỹ y học cổ truyền trong thời kỳ hội nhập
Theo bác sĩ Trần Thị Thanh Tâm, Khoa Laser và Săn sóc da, BV Da liễu Trung ương (Hà Nội), chị đã bị một số đối tượng sử dụng hình ảnh mà không được phép để lừa đảo tư vấn, bán thuốc cho bệnh nhân.
![]() |
Bệnh nhân chia sẻ việc bị lừa mua một thuốc không đơn qua tổ chức giả mạo. Ảnh: BVCC. |
Trước tình trạng này, chuyên gia của BV Da liễu Trung ương khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, không để các đối tượng mạo danh nhân viên bệnh viện lừa đảo tư vấn, bán thuốc, cung cấp dịch vụ thu tiền..., từ đó dẫn đến những rủi ro đáng tiếc và thiệt hại về sức khỏe cũng như kinh tế cho người sử dụng.
Trước đó, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng lên tiếng cảnh báo về tình trạng trên mạng xã hội đăng nhiều thông tin sai sự thật về việc BV 108 có bán, kiểm nghiệm thuốc điều trị bạc tóc, thuốc trị nám, sản phẩm làm đẹp, vì thực tế BV không sản xuất, kiểm nghiệm các loại thuốc này.
Thậm chí, còn có một số đoàn mạo danh bác sĩ BV 108 đi tư vấn sức khỏe, quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, tổ chức các tua du lịch kết hợp khám, chữa bệnh ở Hải Dương, Hải Phòng, Lào Cai và một số tỉnh, thành phố khác.
Lãnh đạo BV Nội tiết Trung ương trước đó cũng phát đi cảnh báo về việc BV bị mạo danh để quảng cáo bán trà thảo dược trị đau dạ dày không rõ nguồn gốc.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đây có thể là thuốc giả, thuốc kém chất lượng, hết hạn sử dụng... gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí tử vong".
Một bệnh viện lớn khác là BV Nhi Trung ương cũng có thông báo về việc trên các trang mạng xuất hiện một số đối tượng lợi dụng tình hình dịch Covid-19, đã mạo danh BV để tư vấn, bán thuốc, thực phẩm chức năng, men vi sinh, khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn nhằm trục lợi.
Trước thực tế nêu trên, theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho hay, hình ảnh bác sĩ được đăng tải kèm ngôn ngữ giật gân khiến người bệnh dễ tin tưởng và nghe theo. Việc làm này trực tiếp gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh và uy tín của bệnh viện cũng như bác sĩ.
“Bộ Y tế cấm các đối tượng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, ông Phong nêu.

-
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường phòng chống lây nhiễm Covid-19
-
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn sau vụ thu giữ 100 tấn hàng giả tại Hà Nội
-
TP.HCM: “Lách luật” trong công bố thiết bị y tế, 70 hồ sơ bị thu hồi
-
Y học cổ truyền Việt Nam: Kết nối tinh hoa y học dân tộc với thành tựu y học hiện đại
-
Tin mới y tế ngày 19/5: TP.HCM kiểm tra, rà soát thuốc, thực phẩm chức năng giả -
Số ca mắc bệnh hô hấp tăng mạnh, bệnh viện quá tải -
Chuẩn hóa năng lực bác sỹ y học cổ truyền trong thời kỳ hội nhập -
Bảo vệ người bệnh, không quên bảo vệ người chữa bệnh -
Cảnh báo đỏ về sự gian dối trong ngành mỹ phẩm -
Sắp ngừng cấp thẻ BHYT giấy, người dân đi khám bệnh cần lưu ý gì -
Vấn nạn thuốc giả đe dọa ngành công nghiệp tỷ đô
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu