
-
Loạt ngân hàng nhỏ lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản -
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã
Ngân hàng sẽ tích cực phát hành trái phiếu huy động vốn, doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ
Năm nay, để hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao là 16%. Có thể thấy với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao thì nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng trong năm 2025 sẽ tiếp tục tăng lên.
![]() |
Chuyên gia phân tích VNDirect cho rằng, năm 2025 nhóm Ngân hàng sẽ vẫn tích cực phát hành TPDN riêng lẻ để gia tăng tỷ lệ vốn huy động trung và dài hạn qua đó giúp hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục phục hồi trong năm 2025.
Ngược lại, nhóm doanh nghiệp bất động sản (BĐS) lại phải đối mặt với áp lực đáo hạn trái phiếu rất lớn. Theo ước tính của VNDirect, tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025 là khoảng 203.000 tỷ đồng tăng 8,5% so với cùng kỳ (số liệu đã loại trừ các TPDN được mua lại trước hạn và các TPDN được gia hạn kỳ hạn theo công bố đến hết ngày 24/01/25). Trong đó có hơn 62.000 tỷ đồng là giá trị các trái phiếu đã được gia hạn thêm kỳ hạn sẽ đến hạn, chiếm 30,6% tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025.
Áp lực TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025 sẽ rơi vào 2 quý cuối năm khi tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn của 2 quý này chiếm hơn 65% tổng giá trị đáo hạn năm 2025.
Nhóm BĐS sẽ là nhóm có giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn lớn nhất năm 2025 với tổng giá trị đáo hạn là hơn 130 nghìn tỷ đồng, chiếm 64% tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn năm 2025. 43,4% trong số này tương đương 56 nghìn tỷ đồng là giá trị các TPDN riêng lẻ đã gia hạn kỳ hạn sẽ đến hạn.
Đứng thứ hai là nhóm Tài chính - Ngân hàng với tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn là hơn 33 nghìn tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng giá trị đáo hạn năm 2025. Nếu so với giá trị đáo hạn trong năm 2024, giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn của nhóm BĐS tăng mạnh với mức tăng 113%.
Trong bối cảnh thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng, việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án vẫn còn chậm so với kỳ vọng, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp BĐS sẽ vẫn còn tiếp diễn. Do đó, chúng tôi cho rằng áp lực đối với dòng tiền và vấn đề TPDN đáo hạn sẽ vẫn là thách thức lớn đối với nhóm doanh nghiệp BĐS trong năm 2025.
Niềm tin chưa quay lại, thị trường chưa thể bứt phá
Theo chuyên gia phân tích VNDirect, sau những nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường của các cơ quan quản lý, thị trường TPDN đã chứng kiến sự phục hồi dần trong năm 2023 và 2024. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều thách thức để thị trường có thể bứt phá trong năm 2025.
Thách thức đầu tiên có thể thấy đó là niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường TPDN vẫn còn yếu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã xử lý nhiều trường hợp sai phạm xảy ra trên thị trường TPDN trong thời gian qua, tuy nhiên rủi ro TPDN riêng lẻ trễ hạn thanh toán vẫn còn đáng kể đặc biệt là ở nhóm BĐS. Vì vậy sẽ cần thêm thời gian để tiếp tục củng cố niềm tin của thị trường và nhà đầu tư.
Thứ 2 việc tiếp tục thắt chặt hơn các điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp là cá nhân có thể sẽ làm hạn chế lượng TPDN riêng lẻ được phát hành trong thời gian tới.
Cụ thể, theo những quy định mới trong luật chứng khoán sửa đổi (Luật số 56/2024/QH15 sửa đổi) yêu cầu Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân chỉ được tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng đối với TPDN riêng lẻ thuộc một trong hai trường hợp: Một là TPDN riêng lẻ có xếp hạng tín nhiệm và có tài sản bảo đảm đối với trái phiếu đó; Hai là TPDN riêng lẻ có xếp hạng tín nhiệm và có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng đối với trái phiếu đó.
Như vậy so với quy định trong Nghị định 65/2022/NĐ-CP và Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định phát hành TPDN riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp thì quy định hiện hành có sự thắt chặt hơn.

-
Tâm lý FOMO đẩy giá vàng tăng phi mã, nhà đầu tư tiếp tục nghe ngóng chính sách từ Mỹ
-
Loạt ngân hàng nhỏ lên kế hoạch chuyển sàn niêm yết
-
Tham gia trung tâm tài chính quốc tế: Ngân hàng Việt đối mặt với áp lực cạnh tranh cực lớn
-
Chặn đầu cơ, làm giá thị trường vàng; Hút vốn ngoại vào trung tâm tài chính quốc tế
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, chuyển quyền “quyết” cho vay đặc biệt -
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng -
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng -
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản -
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
ĐHĐCĐ VietinBank: Không chia cổ tức tiền mặt, tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu