-
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công -
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029
Ông Bùi Hữu Chăm |
Truyền lửa cho nhân viên
“Năm 2004 khi vừa bước chân vào nghề tư vấn bảo hiểm, gặp mười khách hàng thì có tới chín người nói bảo hiểm là lừa đảo. Thậm chí có người nặng lời khuyên nên chọn nghề khác chứ không nên tiếp tục làm công việc “lừa đảo” này. Lúc đó thực tình tôi rất nản.”, ông Chăm nhớ lại.
Những kinh nghiệm thực tế đó giúp ông hiểu rằng nhân viên của mình luôn cần được động viên và truyền lửa để có thể theo đuổi được công việc, nhất là trong giai đoạn mới vào nghề.
“Trong nghề này, điều quan trọng của một người quản lý phải làm sao để nhân viên hiểu được giá trị, ý nghĩa công việc của mình làm, để họ cảm thấy tự hào và yên tâm theo đuổi công việc. Chỉ khi được truyền ngọn lửa nhiệt huyết thì mỗi người mới có thể tự phát triển và sống tích cực với công việc của mình”, ông Chăm chia sẻ.
Chính vì vậy trong số những hoạt động thường xuyên của các văn phòng Tổng đại lý của mình, ông Chăm luôn chú trọng tổ chức những buổi huấn luyện thực tế về kĩ năng, lồng ghép những tình huống cụ thể để mọi người hiểu. “Cách truyền động lực lớn nhất là đưa ra những câu chuyện thực tế, số liệu lấy từ báo cáo hàng tháng của các văn phòng hay nêu ra những trường hợp khách hàng được nhận quyền lợi bảo hiểm - đó sẽ là bằng chứng sinh động về ý nghĩa của bảo hiểm”, ông Chăm nói.
Ngoài ra, để khuyến khích nhân viên VP TĐL làm việc tốt hơn, ông thường có chính sách thưởng theo thâm niên, theo chỉ tiêu kinh doanh hàng tháng, thưởng cho nhân viên không sai phạm trong tháng… ông Chăm chia sẻ: “Phần thưởng tuy không lớn nhưng là cách rất hiệu quả để cổ động tinh thần phấn đấu của mọi người”.
Bên cạnh đó, ông còn đứng ra tổ chức những buổi giao lưu hay các buổi huấn luyện dã ngoại giữa các văn phòng để mọi người cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong nghề.
Chính những hoạt động mang tính gắn kết tập thể đó là “cái neo” giữ nhân viên lại với nghề. Bởi theo ông Chăm, một công việc lương cao chưa chắc đã làm người ta gắn bó. Quan trọng là phải tạo được môi trường làm việc tích cực, năng động và giàu tình cảm. Công việc đó phải mang lại cho mọi người cảm giác hài hòa, được quan tâm và được tôn trọng. Chỉ có như vậy nhân viên mới ở lại và gắn bó lâu dài. Điều này càng đặc biệt đúng đối với công việc kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thường phải chịu nhiều áp lực từ khách hàng
Giấc mơ được giúp đỡ cộng đồng
Không chỉ nhiệt huyết trong vai trò quản lý, ông Chăm còn nhiệt tình với công việc thiện nguyện.
“Công việc này cho tôi cơ hội để thực hiện giấc mơ làm thiện nguyện của mình. Trước đây, một phần vì thu nhập của tôi chỉ vừa đủ chi tiêu, một phần những người tôi quen biết đều làm nông, cuộc sống không khấm khá, nên muốn kêu gọi quyên góp cũng không được”, ông Chăm bộc bạch.
Nhiều năm nay ông thường xuyên kết hợp với Hội chữ thập đỏ và Hội khuyến học địa phương để đem đến những phần quà cho người nghèo, trao tặng những suất hoc bổng nhằm giúp đỡ cho những em nhỏ hiếu học có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Không ít hoàn cảnh, mảnh đời bất hạnh ông gặp được trong hành trình thiện nguyện càng khiến ông muốn cho đi nhiều hơn. “Có cụ nói nhiều năm nay phải chịu rét, nếu không có chiếc chăn này thì năm nay cũng như vậy. Các cụ móm mém cười bảo chưa đắp chăn mà đã thấy ấm áp rồi. Nghe như vậy tôi thực sự rất xúc động và cảm nhận được ý nghĩa của công việc mình làm”, ông Chăm nhớ lại chương trình tặng chăn ấm cho các cụ già neo đơn tại huyện Thanh Miện mà ông kết hợp với Hội chữ thập đỏ thực hiện cuối năm vừa qua.
Đã sáu năm nay, đều đặn mỗi tháng ông Chăm tài trợ 500 ngàn đồng, hỗ trợ cho em Bùi Thị Ngạt tại xã Thanh Giang (Hải Dương) được đến trường như các bạn cùng trang lứa. “Cha em mất sớm, mẹ em bệnh nằm liệt giường. Lúc gặp tôi, em ấy chỉ mới học lớp ba. Nhà có ba chị em đều còn rất nhỏ”, ông Chăm cho biết. ông sẽ tiếp tục dành sự hỗ trợ này cho đến khi em Ngạt tốt nghiệp cấp ba.
Không chỉ dừng lại tại đó, ông còn vận động đội ngũ nhân viên, đồng nghiệp tích cực tham gia công tác thiện nguyện như trong đợt bão và lũ quét nặng nề năm 2017, ông cùng mọi người đã quyên góp được hơn 100 triệu đồng và đến trao tận tay những trẻ em nghèo tại Sơn La. Với anh, phần thưởng lớn nhất ông đã nhận được là niềm vui khi được giúp đỡ người khác.
-
Doanh nhân Nguyễn Tân Thành, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bách Việt: Cẩn trọng, nhưng quyết liệt để chạm tới thành công -
Nữ bác sĩ được bầu làm Chủ tịch AmCham Việt Nam nhiệm kỳ 2025 -
Đặng Trung Dũng, nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Vị: Nâng tầm ẩm thực vùng miền bằng hành trình đa giác quan -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Doanh nhân Mai Tuấn Anh: “Cách tân” khoai mì Củ Chi, tự tin vươn ra quốc tế -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu -
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam