
-
Vietnam Airlines: Đón cú hích cho chiến lược cân bằng thương mại Việt - Hoa Kỳ
-
Vietnam Airlines ký thỏa thuận tín dụng hơn 560 triệu USD với Ngân hàng Citi
-
FPT Long Châu và Báo Nhân Dân hợp tác và phát triển bền vững vì sức khỏe người Việt
-
Doanh nghiệp tiếp tục sử dụng giấy đăng ký kinh doanh cũ, dù địa giới hành chính thay đổi
-
Quý I/2025, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 18,6% -
AmCham Vietnam đề nghị Hoa Kỳ đưa các yêu cầu cụ thể để sớm kết thúc đàm phán
![]() |
Kết thúc năm 2022, lần đầu tiên cá ngừ trở thành ngành hàng xuất khẩu giá trị tỷ USD. |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tính cả năm 2022, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam cán đích 1 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2021. Đây cũng là lần đầu tiên ngành hàng cá ngừ đạt giá trị xuất khẩu tỷ USD.
Kết quả này đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ USD của ngành thủy sản trong năm 2022.
Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 99 thị trường trên thế giới. Trong số đó, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), các nước trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Israel, Thái Lan, Saudi Arabia, Nga, Philippines và Ai Cập là các thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 92% tổng giá trị xuất khẩu.
![]() |
Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2022. |
Đáng chú ý, trong khối thị trường CPTPP, xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng trưởng cao liên tục trong qúy cuối năm 2022.
Riêng tháng 12, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng tới 131% so với cùng kỳ, góp phần đưa cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường CPTPP đạt gần 136 triệu USD, tăng 48% so với năm 2021.
Lũy kế cả năm 2022, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường CPTPP đạt gần 136 triệu USD, tăng 48% so vớinăm 2021.
Trong khối EU, Đức, Tây Ban Nha và Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối EU năm qua. Riêng trong tháng 12-2022, xuất khẩu cá ngừ sang Đức và Tây Ban Nha đang tăng “phi mã” ở mức 3 con số, lần lượt là 161% và 117%.
Việc khởi động lại các hạn ngạch ưu đãi thuế quan theo thỏa thuận trong Hiệp định EVFTA trong những tháng đầu năm 2022 đã thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này. Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang EU đã tăng 29% trong tháng 12/2022, đạt gần 15 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này trong cả năm 2022 lên gần 166 triệu USD, tăng 15% so với năm 2021.
Đối mặt với lạm phát, nhiều thị trường có sự sụt giảm nhập khẩu cá ngừ đáng kể. Điển hình như tại thị trường Mỹ, sau khi sụt giảm trong tháng 11, xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục giảm 38% trong tháng 12/2022. Tuy nhiên, tính lũy kế cả năm 2022, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ vẫn tăng 44%, đạt gần 487 triệu USD.
Vasep dự báo, dưới tác động của lạm phát, nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU giảm sức mua, đơn hàng sụt giảm, xuất khẩu cá ngừ trong quí 1/2023 sẽ không thể giữ được kết quả tích cực như năm 2022 và thị trường có thể sẽ hồi phục vào nửa cuối năm 2023.
Tuy nhiên, với 15 FTA đang thực thi, các hiệp định thương mại tự do này tiếp tục là động lực thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam.

-
Ra mắt Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Sứ mệnh mới, tầm nhìn mới -
Tập đoàn Suedwolle Group (Đức) khai trương Nhà máy dệt nhuộm Ninh Thuận vốn 21 triệu USD -
Doanh nghiệp tiếp tục sử dụng giấy đăng ký kinh doanh cũ, dù địa giới hành chính thay đổi -
Quý I/2025, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 18,6% -
Ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ: Tái cấu trúc chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro -
AmCham Vietnam đề nghị Hoa Kỳ đưa các yêu cầu cụ thể để sớm kết thúc đàm phán -
Không chờ đến khi có biến động, doanh nghiệp mới hành động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Vật liệu xây dựng
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Bất động sản
-
“Thưởng Ngoạn Xứ Trung” cùng Nhôm An Lập Phát