-
Lập sàn đầu tư tài chính lừa đảo, mở loạt tài khoản công ty ma để nhận tiền lừa đảo -
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ -
Nhiều sai sót về lĩnh vực đầu tư tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi
Ngày 15/8, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm tại TP.HCM và các địa phương khác tiếp tục phần tranh luận giữa luật sư, bị cáo thuộc nhóm Trung tâm Đăng kiểm khối D và Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM (Viện Kiểm sát).
Tại tòa, luật sư của các bị cáo là đăng kiểm viên tại các trung tâm khối D đã thống nhất tội danh và khung hình phạt mà Viện Kiểm sát truy tố. Tuy nhiên, luật sư cho rằng, các bị cáo chỉ làm theo chỉ đạo, đã khắc phục toàn bộ tiền thu lợi bất chính. Đồng thời, luật sư trình bày một số tình tiết giảm nhẹ, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo.
Các bị cáo liên quan đến vụ án tại tòa. (Ảnh: Hoàng Giang) |
Cụ thể, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Trọng Vĩnh (cựu Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-15D, bị đề nghị từ 18 - 21 năm tù) đề nghị Viện Kiểm sát không áp dụng tình tiết tăng nặng đối với bị cáo và xem xét nguyên nhân, động cơ, vai trò phạm tội, tình tiết giảm nhẹ. Từ đó, giảm nhẹ cho bị cáo mức án dưới 10 năm tù.
Đối đáp tại tòa, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng tại Trung tâm Đăng kiểm 50-15D, Nguyễn Trọng Vĩnh đã đưa ra chủ trương, bàn bạc và thống nhất cùng các đăng kiểm viên thực hiện với số tiền 100.000 đồng đến 700.000 đồng/phương tiện. Các bị cáo trực tiếp thỏa thuận và nhận tiền từ các cò đăng kiểm và cất giữ vào tủ cá nhân. Sau đó báo trực tiếp cho Vĩnh vào cuối ngày.
Từ 1 đến 2 tuần hoặc khi được nhiều tiền, các bị cáo sẽ chia tiền theo tỷ lệ. Tổng số tiền trung tâm nhận hối lộ là 4,3 tỷ đồng. Do đó các bị cáo là Giám đốc trung tâm, trưởng chuyển và các đăng kiểm viên đều phải bị áp dụng tình tiết có tổ chức và phạm tội hai lần trở lên.
Hay như tại Trung tâm Đăng kiểm 50-13D, bị cáo Nguyễn Hoàng Khánh (thành viên của HĐQT Công ty Cổ phần Đăng kiểm Bình Chánh) đã đưa bị cáo Lê Văn Nguyên vào phụ bán căn tin tại trung tâm. Đồng thời chỉ đạo ban giám đốc, các đăng kiểm viên để Nguyên trực tiếp nhận tiền hối lộ từ chủ xe, tài xế, cò đăng kiểm nhằm bỏ qua các lỗi xe đến đăng kiểm.
Sau đó, Nguyên thỏa thuận với chủ phương tiện, tài xế, cò đăng kiểm yêu cầu chủ xe, tài xế và cò đăng kiểm phải đưa tiền hối lộ từng loại xe cụ thể từ 100.000 - 600.000 đồng. Nguyên thống kê số tiền thu được chia cho các đăng kiểm viên trung bình 3-8 triệu đồng/người/tháng và nhân viên nghiệp vụ trung bình từ 1-2 triệu đồng/người/tháng.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, các bị cáo là ban giám đốc và đăng kiểm viên của Trung tâm Đăng kiểm 50-13D đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tiền với tình tiết có tổ chức và phạm tội hai lần trở lên.
Tương tự, hai tình tiết này cũng được Viện Kiểm sát áp dụng với Trung tâm Đăng kiểm 50-17D và 50-14D. Các trung tâm này cũng đã thực hiện chủ trương từ các bị cáo là ban giám đốc để bỏ lỗi và nhận tiền từ các chủ phương tiện đến đăng kiểm.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, tại Trung tâm Đăng kiểm 50-19D, chủ đầu tư đã thống nhất với ban giám đốc để nhận tiền hối lộ bỏ lỗi đăng kiểm đạt. Chủ trương được chỉ đạo đến tất cả đăng kiểm viên để thực hiện. Các lỗi như đèn mờ, đèn thắng không sáng, khói vượt quá mức quy định… đều phải đưa tiền để được bỏ qua.
Ngoài ra, các bị cáo tại trung tâm còn sử dụng phần mềm xâm nhập can thiệp kết quả tại công đoạn đo khói đối với 113 lượt phương tiện. Tổng số tiền hối lộ Trung tâm Đăng kiểm 50-19D đã nhận là hơn 1,1 tỷ đồng. Theo đó, các bị cáo là ban giám đốc trung tâm và các đăng kiểm viên phải chịu trách nhiệm hình sự chung về tội nhận hối lộ và tình tiết tăng nặng có tổ chức.
Tại Trung tâm Đăng kiểm 50-10D, bị cáo Nguyễn Văn Đảng (Chủ tịch HĐQT) cùng ban giám đốc đã đưa ra chủ trương nhận tiền 300.000 đến 1 triệu đồng của chủ phương tiện đến đăng kiểm để bỏ qua lỗi. Tổng số tiền, Trung tâm Đăng kiểm này đã nhận là hơn 18,1 tỷ đồng… Do đó, các bị cáo là đăng kiểm viên và ban giám đốc tại trung tâm này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tiền và tình tiết phạm tội có tổ chức.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, tại các Trung tâm Đăng kiểm khối D, các bị cáo đều thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố và số tiền chịu trách nhiệm hình sự, số tiền hưởng lợi. Qua đó thể hiện sự ăn năn hối cải; nhiều bị cáo tự thú, tích cực hợp tác với cơ quan chức năng và các tình tiết giảm nhẹ khác.
“Viện Kiểm sát đã xem xét áp dụng để đề nghị mức hình phạt đối với từng bị cáo”, đại diện Viện Kiểm sát nói.
-
“Trăm dâu” đổ đầu “Thượng đế” tại Dự án Tân An Huy - Bài 3: Tâm thư “thách đố” và mấu chốt chưa được mở -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ -
Nhiều sai sót về lĩnh vực đầu tư tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi -
Công an Lâm Đồng cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm về hoạt động xuất nhập cảnh -
Người dân Quảng Ngãi khổ vì dự án dừng, chậm thực hiện
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế