
-
Xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An
-
Thành lập Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
-
Quy định 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công
-
Tập đoàn Vingroup đề xuất dự án điện gió gần bờ tại Quảng Bình
-
Quảng Nam yêu cầu sớm triển khai Khu thương mại du lịch phía Đông, tổng vốn 1.060 tỷ đồng -
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong
Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM vừa có báo cáo số 12185/BC-SGTVT gửi Bộ Giao thông - Vận tải về tình hình triển khai Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, nhằm phục vụ cuộc họp của Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
![]() |
Máy móc thi công một đoạn Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua huyện Hóc Môn, TP.HCM. Ảnh: Lê Toàn |
Theo báo cáo, đoạn Vành đai 3 đi qua địa bàn TP.HCM, chiều dài 47 km, được chia thành 14 gói thầu, trong đó có 10 gói thầu xây lắp chính, 4 gói thầu phục vụ vận hành, khai thác.
Tính đến tháng 9/2024, tiến độ chung của 10 gói thầu xây lắp chính đạt tiến độ 16% giá trị hợp đồng. Trong đó, gói thầu đạt tiến độ cao nhất là gói XL 3 đạt tiến độ 32%; còn gói thầu đạt tiến độ thấp nhất là gói XL 10 mới đạt 5% tiến độ so với hợp đồng ký kết.
Hiện nay, các nhà thầu đang tăng tốc thi công các hạng mục cầu, hầm và nền đường. Một số gói thầu khởi công đầu năm 2024, các nhà thầu đang tập trung xử lý đất yếu và kết cấu phía dưới nền đường.
Vấn đề khó khăn nhất hiện tại của các nhà thầu là thiếu cát đắp nền đường, dù Chính phủ đã chỉ đạo và nhận được sự hỗ trợ từ các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre trong việc cấp phép khai thác mỏ cát nhưng tiến độ vẫn chưa đạt yêu cầu.
Hơn nữa, khối lượng cát cam kết cung cấp cho dự án trong năm 2024 cũng chưa đáp ứng theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà.
Để đảm bảo tiến độ thi công, chủ đầu tư đã chỉ đạo các nhà thầu tìm kiếm nguồn cát thương mại trong nước và nhập khẩu cát từ Campuchia để xử lý nền đất yếu.
Theo đánh giá của Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM, tiến độ đoạn đi qua TP.HCM hiện vẫn đảm bảo tiến độ đề ra.
Tuy nhiên, để dự án không bị chậm trong thời gian tới, Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre tiếp tục yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh thủ tục cấp phép khai thác và cung cấp cát đắp nền đường như kế hoạch đã cam kết.
Còn tỉnh Bình Dương khẩn trương nghiên cứu mở rộng đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn dài 15,3 km để đồng bộ với Dự án đường Vành đai 3, TP.HCM khi đưa vào khai thác.
Dự án khởi công vào giữa năm 2023, hoàn thành phần đường chính vào năm 2025.
Sau khi hoàn thành đường Vành đai 3, TP.HCM sẽ kết nối giao thông liên vùng tạo động lực tăng trưởng mới cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

-
Thành phố Hải Dương tạm dừng triển khai 14 dự án đầu tư công -
Giảm thiểu rủi ro để nền kinh tế có thể bứt tốc -
Quảng Nam yêu cầu sớm triển khai Khu thương mại du lịch phía Đông, tổng vốn 1.060 tỷ đồng -
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong -
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427 -
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông -
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City