
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới
-
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM
-
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư
Nội dung này được Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM kiến nghị UBND Thành phố trong văn bản số 2827/SQHKT-HTKT ngày 8/7.
Theo đánh giá của Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Đường Vành đai 3, Vành đai 4 cùng với các tuyến cao tốc của liên vùng là các trục giao thông huyết mạch, chiến lược, tạo kết nối các đô thị, trung tâm công nghiệp, dịch vụ của Vùng Đông Nam Bộ.
Với tính chất và quy mô như vậy, việc nghiên cứu xây dựng vành đai công nghiệp đô thị sẽ bao gồm một phạm vi nghiên cứu rất lớn, trải dài và rộng trên địa bàn tất cả các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Với khối lượng nghiên cứu lớn, đòi hỏi việc phối hợp chặt chẽ của UBND các tỉnh thành trong vùng.
![]() |
Thi công đường Vành đai 3, đoạn qua huyện Hóc Môn, TP.HCM - Ảnh: Lê Toàn |
Do vậy, Sở Quy hoạch-Kiến trúc và các chuyên gia nhận thấy, việc nghiên cứu xây dựng Đề án với phạm vi toàn vùng như vậy trong thời gian rất ngắn (chỉ khoảng 3-4 tháng; đến khoảng tháng 10, 11/2024) là không khả thi. Đặc biệt đối với các nội dung cần phải có ý kiến thảo luận và thống nhất của tất cả chính quyền cấp tỉnh trong vùng.
Với thời gian quá ngắn, Sở Quy hoạch-Kiến trúc và các chuyên gia đề xuất ở giai đoạn này, thực hiện xây dựng Đề án tập trung cho phạm vi địa bàn TP.HCM, có nghiên cứu mối liên hệ và kết nối với không gian kinh tế của Vùng Đông Nam Bộ.
Các nội dung trong Đề án cũng thuộc thẩm quyền của Thành phố và khả thi trong thời gian ngắn.
Đề án nghiên cứu cho phạm vi TP.HCM sau khi hoàn thành sẽ được chuyển giao cho các tỉnh còn lại trong vùng để các tỉnh thành triển khai cho địa bàn tỉnh mình, hoặc tổ chức lựa chọn một đơn vị tư vấn có năng lực liên vùng để xây dựng mở rộng Đề án cho toàn bộ vành đai công nghiệp đô thị của toàn Vùng Đông Nam Bộ.
Hiện nay, Dự án đường Vành đai 3, TP.HCM đang được các địa phương xây dựng. Theo kế hoạch dự kiến phần đường chính sẽ hoàn thành cuối năm 2025, toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào năm 2026.
Đối với Dự án đường Vành đai 4, TP.HCM đang chủ trì lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo kế hoạch Dự án đườn Vành đai 4, TP.HCM sẽ đầu tư trong giai đoạn 2024-2028.

-
Môi trường kinh doanh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Mỹ: Cơ hội vẫn hiện hữu -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư -
TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2 -
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế -
Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower