Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Các nhà đầu tư vẫn rất bận rộn để chốt các thương vụ M&A kỷ lục
Vũ Anh - 09/12/2021 15:39
 
Do cơ hội và tiềm năng tại thị trường Việt Nam cực kỳ hấp dẫn, nên các nhà đầu tư vẫn rất bận rộn để chốt các thương vụ kỷ lục.

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia tiết lộ, năm 2021 là năm kỷ lục cả ở quy mô quốc tế và Việt Nam về sự hỗ trợ các khách hàng đối với KPMG.

Mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, nhưng tiết lộ của ông Warrick Cleine cho thấy, mức độ niềm tin vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoàn toàn dễ hiểu dựa trên cách Việt Nam kiểm soát đại dịch rất tốt. Nó cũng cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam thật sự hấp dẫn.

Các diễn giả có mặt tại Diễn đàn M&A Việt Nam do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay đều thừa nhận điều đó.

Bà Võ Hà Duyên, Chủ tịch Công ty Luật VILAF khẳng định, các quỹ đầu tư đang nhìn thị trường châu Á như một chiến lược dài hạn. Dù các thương vụ có thể mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành do một số vướng mắc như đi lại, thẩm định… nhưng các giao dịch vẫn diễn ra do cơ hội và tiềm năng tại thị trường Việt Nam cực kỳ hấp dẫn.

Năm 2022 là một năm được xem là sức bật cho Việt Nam. Vì các doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Năm 2022 là một năm được xem là sức bật cho Việt Nam cũng như doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.

Đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều nhà đầu tư thực hiện giao dịch tại Việt Nam hơn. Tuy nhiên, do thời gian chuẩn bị dài hơn nên có nhiều thương vụ phải để tới năm sau để hoàn thành.

Ông Lê Khánh Lâm, Chủ tịch Công ty RSM Việt Nam chia sẻ, với các thương vụ nhỏ, một số nhà đầu tư muốn hoàn thành càng nhanh càng tốt, nhưng với các thương vụ lớn thì họ cẩn trọng hơn vì họ không thể đến thăm trực tiếp công ty, ban lãnh đạo.

Tại Việt Nam, FDI đang phát triển và tăng trưởng. Nhà đầu tư có niềm tin cao với thị trường Việt Nam trong các năm tới. Song trước khi đưa ra quyết định với thương vụ lớn, nhà đầu tư cũng cần nhìn nhận và cảm nhận rất nhiều các thông tin khác nữa.

Các lĩnh vực hấp dẫn với hoạt động M&A như fintech, dịch vụ tài chính, logistics… đang khiến nhiều nhà đâu tư lạc quan. Trong khi đó những ngành nghề chịu tác động trong giai đoạn vừa qua như bán lẻ, F&B, giải trí, du lịch, hàng không… thì đang phải chịu tác động quá nặng nề do giới hạn việc đi lại, phong tỏa…

Năm 2022 là tiềm năng bật lại mạnh mẽ cho Việt Nam. Nhưng sẽ có nhiều tổn hại đến bảng cân đối kế toán. Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng, sẽ là năm để về việc “vá lại” những tổn thất đó trên bảng cân đối kế toán. Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh nhảy vào lĩnh vực này.

Ngoài ra, ngành năng lượng sẽ là một trong những ngành năng động, có nhiều thay đổi về quy định pháp lý. Các nhà đầu tư mong muốn các chính sách sẽ hỗ trợ tư nhân trong đầu tư ngành điện, minh bạch và dễ đoán định. Các tổ chức tài chính, ngân hàng cũng mong muốn tham gia lĩnh vực này.

Theo ông Lâm, các ngành mới hấp dẫn trong những năm tới là năng lượng tái tạo, dược phẩm, viễn thông, cơ sở hạ tầng. 

Trong đó, lĩnh vực năng lượng tái tạo gần như được rất nhiều nhà đầu tư lao vào cuộc đua. Với định hướng phát triển của Chính phủ với năng lượng tái tạo trong những năm qua đã tạo nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Biển hình BCG Energy thuộc Bamboo Capital là tên tuổi rất tích cực trên thị trường trong vấn đề thu hút vốn của các nhà đầu tư.

Bà Thương Phạm, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Công ty BCG Energy tiết lộ, mảng huy động vốn của Bamboo Capital diễn ra rất mạnh mẽ. Nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong gọi vốn trong bối cảnh đại dịch các công ty thẩm định kỹ thuật bị đình trệ, kéo dài hơn dự kiến. Năm 2020, BCG đã thành công gọi vốn cho mảng điện mặt trời từ Singapore và Malaysia. Tháng 7/2021, đã ký với Singapore Power…

Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham gia và đưa ra tầm nhìn của Chính phủ là sẽ thay đổi, chuyển hóa các dự án năng lượng than sang năng lượng tái tạo, tạo cơ hội rất lớn với cơ hội đầu tư tại thị trường Đông Nam Á.

“Chúng tôi tạo nên cộng đồng và những cấu trúc tốt để thu hút nhà đầu tư với mảng năng lượng tái tạo”, bà Thương Phạm cho hay.

Gần đầy nhất, Bamboo Capital phát hành 5 triệu trái phiếu, huy động vốn cho 2 công ty điện gió; Ngoài ra, Bamboo Capital cũng có một số thương vụ lớn trong mảng dịch vụ tài chính và bảo hiểm, như mua  lại 71% cổ phần của Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA…

Bà Võ Hà Duyên, Chủ tịch Công ty Luật VILAF: M&A 2022 sẽ sôi động hơn
Theo bà Võ Hà Duyên, 2022 có thể là một năm có sức bật mạnh cho Việt Nam.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư