Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
M&A đang trở thành lựa chọn được ưa chuộng đối với doanh nghiệp trong nước
Hồng Phúc - 09/12/2021 14:52
 
Theo Phó tổng giám đốc Nova Group, nhờ sự am hiểu thị trường nội địa, các nhà đầu tư Việt Nam thường quyết liệt hơn và nhanh chóng trong quá trình đưa ra quyết định M&A khi cơ hội đến.

Nova Group là một trong 5 doanh nghiệp có hoạt động M&A thuộc hàng lớn nhất trên thị trường, cả về mặt giá trị và số lượng giao dịch trong 2 năm vừa qua.

Ông Nguyễn Thái Phiên, Phó tổng giám đốc Nova Group cho biết, khi Tập đoàn thực hiện M&A doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng… đội ngũ nhân sự của Nova Group đã phải dành thêm nhiều thời gian để đánh giá lại hàng tồn kho, quy trình sản xuất… trong mỗi bộ máy. Sau đó, quá trình tái sắp xếp sẽ được thực hiện.

Một vấn đề quan trọng hậu M&A thường được nhắc đến là quản trị con người trong việc tổ chức lại bộ máy sao cho có sự hoà hợp sau quá trình chuyển giao sở hữu.

Tuỳ theo tỷ lệ sở hữu sau thương vụ, phía Nova Group sẽ đưa tái sắp xếp lại các vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Ví dụ, nếu chỉ nắm từ 30-35%, Nova sẽ chỉ ở vai trò của một đối tác mang lại doanh thu và “đưa về hợp đồng” mà chính Tập đoàn này đứng ở vị trí đơn vị sử dụng sản phẩm/dịch vụ. 

Trong khi đó, nếu nắm từ 51-60%, giám đốc điều hành tiền nhiệm ở doanh nghiệp do Nova thực hiện M&A sẽ tiếp tục giữ vị trí chủ chốt nhằm tiếp tục duy trì sự ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp này, Nova sẽ cử thêm một số lãnh đạo nắm vị trí chủ chốt khác như giám đốc tài chính

.
Ông Nguyễn Thái Phiên, Phó tổng giám đốc Nova Group chia sẻ tại phiên 2 "Hiện thực hóa cơ hội nhìn từ các thương vụ điển hình" Diễn đàn M&A Việt Nam 2021 do Báo Đầu tư tổ chức sáng 9/12 tại TP.HCM. (Ảnh: Lê Toàn).

Không chỉ Nova Group mà đang có nhiều tập đoàn Việt Nam đang có những nhìn lạc quan về thị trường M&A Việt Nam trong năm 2022. 

Trọng tâm chính là sự phát triển và củng cố chuỗi giá trị của doanh nghiệp, đa dạng hóa các nguồn doanh thu và lợi nhuận để đối phó với các biến động của thị trường trong nước. 

Thực tế cho thấy, M&A đang trở thành một lựa chọn được ưa chuộng đối với các tập đoàn trong nước, vì chiến lược này giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với các lĩnh vực kinh doanh mới, mở rộng thị phần và bổ sung nhân tài cũng như chuyên môn sau khi các giao dịch diễn ra thành công.

.
Các diễn giả chia sẻ tại phiên 2 "Hiện thực hóa cơ hội nhìn từ các thương vụ điển hình" Diễn đàn M&A Việt Nam 2021. (Ảnh: Lê Toàn).

Ở vai trò người mua trong nước, các doanh nghiệp Việt đang có những lợi thế nhất định trọng việc thực hiện các thương vụ M&A từ khi Covid-19 xảy ra.

Ông Nguyễn Thái Phiên cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tiếp cận thận trọng hơn so với các nhà đầu tư trong nước. 

Quá trình xem xét và phê duyệt các cơ hội đầu tư này mất khá nhiều thời gian vì họ thường cần cân đo giữa các lợi ích hiện có với những cơ hội đầu tư khác trước khi ra quyết định. 

“Trong khi đó, các nhà đầu tư Việt Nam thường quyết liệt hơn và nhanh chóng đưa ra quyết định khi cơ hội đến. Nhờ vào sự am hiểu thị trường trong nước, họ đã nhận ra ngay tiềm năng thị trường của các cơ hội đầu tư này và qua đó người mua trong nước có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn”, ông Nguyễn Thái Phiên nói. 

.
PhinDeli là thương hiệu cà phê đã được Nova Group mua lại nhằm bổ sung vào hệ sinh thái. (Ảnh: Lê Toàn).

Trong các thương vụ M&A gần đây, các nhà đầu tư trong nước cho thấy họ không thua kém các nhà đầu tư nước ngoài về việc mang lại giá trị cho các đối tác. 

Các công ty được mua lại hoặc được đầu tư đều hưởng lợi từ hệ sinh thái của tập đoàn, sự đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ lẫn tiềm năng của thị trường thượng nguồn và hạ nguồn. 

Bên cạnh đó, các tập đoàn trong nước cũng mang lại giá trị cho các công ty được đầu tư thông qua việc định hướng và xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2021 do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia đánh giá, trong quá khứ, các công ty Việt Nam chưa có đủ nguồn lực để thực hiện các thương vụ M&A lớn. 

“Khoảng cách này hiện đã được thu hẹp với sự xuất hiện của các tập đoàn có quy mô lớn trong nước và sự phát triển của thị trường tài chính nội địa. Ngoài ra, nhà đầu tư trong nước cũng đã quen với các thông lệ và quy trình để thực hiện các giao dịch M&A”, ông Warrick Cleine nói.

Việc sử dụng các nhà tư vấn pháp lý, tài chính cũng như thực hiện thẩm định toàn diện về mặt tài chính, thuế và hoạt động đang trở thành một phần thiết yếu trong các thương vụ M&A với các bên tham gia trong nước. 

Sự đóng góp của các công ty tư vấn đối với sự thành công của một giao dịch và cả sau khi hợp nhất cũng đã được các nhà đầu tư trong nước ghi nhận.

Đối với các tập đoàn trong nước như Nova Group, các yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn mục tiêu M&A là khả năng gia tăng thị phần, độ bao phủ thị trường, khả năng thấu hiểu và tiếp thu ý tưởng kinh doanh, hòa hợp văn hóa và định hướng chiến lược.

Bước sang năm 2022, mặc dù vẫn có những rủi ro nhất định trong bối cảnh Covid-19 và tác động của nó đến kinh tế vĩ mô, thị trường Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt với nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước.

Nguồn vốn cho M&A từ Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục hướng về Việt Nam
Bất chấp đại dịch, Việt Nam vẫn là thị trường M&A hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc trong năm 2022 nhờ triển...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư