Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Cần 32.861 tỷ đồng để cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) đạt công suất 46 triệu tấn/năm
Hà Minh - 02/10/2016 08:29
 
Theo báo cáo cuối kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cảng Liên Chiểu, dự kiến mức đầu tư giai đoạn 2022 là 7.378 tỉ đồng (1,845 triệu tấn); giai đoạn 2030 là 7.857 tỉ đồng (17,5 triệu tấn); giai đoạn 2050 là 17.626 tỉ đồng (46 triệu tấn/năm), tổng mức đầu tư cho cả 3 giai đoạn sẽ là 32.861 tỉ đồng.

Công ty CP Tư vấn xây dựng Cảng – Đường thủy (TEDIPORT) và đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa báo cáo cuối kỳ nghiên cứu tiền khả thi dự án cảng Liên Chiểu với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng. Dự án dự kiến đầu tư xây theo hình thức PPP (hợp tác công – tư).

Theo thống kê của TEDIPORT,  lượng hàng thông qua 2014 đạt 6,0 triệu tấn, 2015 là 6,4 triệu tấn đã vượt quá công suất thiết kế của khu bến Tiên Sa hiện nay. Trong đó, với khả năng lưu trữ của kho bãi hiện hữu (227.800TEUS/năm và 677.600T/năm) là không đủ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã quá tải cả hàng container và hàng tổng hợp trong năm 2015 với 258.000TEUS, trên 3 triệu tấn hàng tổng hợp và 52.000 lượt khách du lịch.

Cảng Tiên Sa đang được nâng cấp, mở rộng nhưng được dự báo sẽ quả tải trong tương lai gần. Ảnh: Hà Minh
Cảng Tiên Sa đang được nâng cấp, mở rộng nhưng được dự báo sẽ quả tải trong tương lai gần. Ảnh: Hà Minh


Hiện nay, cảng Tiên Sa đang được đầu tư mở rộng giai đoạn 2, nâng công suất tối đa từ 10,4 triệu tấn/ năm - 12 triệu tấn/ năm.  

Tuy nhiên, theo dự báo của (TEDIPORT) đối với hạ tầng cảng Tiên Sa thì khả năng đáp ứng lưu kho bãi rất hạn chế. Hiện tại đã quá tải mà giai đoạn II lại không xem xét đầu tư kho bãi dẫn đến gia tăng tình trạng quá tải về kho bãi. Điều này dẫn đến yêu cầu giải phóng hàng nhanh và không điều tiết được vận tải hàng đi và đến cảng

Trong khi đó, theo quy hoạch phát triển giao thông TP Đà Nẵng đến năm 2020 tầm nhìn 2030, tuyến đường kết nối với khu bến Tiên Sa – Thọ Quang chỉ đáp ứng được lượng hàng 10 triệu tấn/ năm.  Tại các nút giao thông lớn (Đông cầu sông Hàn, Cầu Rồng, Cầu Trần Thị Lý, Cầu Tiên Sơn) thường xuyên bị ùn tắc khi có nhiều xe container lưu thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông khi xe container đi cắt ngang qua thành phố dù khu bến Tiên Sa mới hoạt động ở công suất 6,4 triệu tấn/năm vào năm 2015.

Hiện tượng xe chở quá tải, sang tải trên tuyến đường Yết Kiêu ngoài cổng cảng làm hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông của thành phố. Trong khi đó, kiến nghị xây dựng cầu vượt tại các nút giao lớn phía Đông Cầu Sông Hàn UBND TP Đà Nẵng trình lên Bộ GTVT đang dừng ở trạng thái nghiên cứu. Do vậy, nguy cơ tắc nghẽn trục đường ra vào khu bến Tiên Sa chưa thể giải quyết được trong tương lai gần.

Cho dù vậy, khi các nút giao được nâng cấp, khả năng thông qua của tuyến đường có thể đạt 10 triệu tấn/ năm đến năm 2030 như quy hoạch giao thông Đà Nẵng đã nghiên cứu.

Để xây dựng cảng Liên Chiểu, đơn vị tư vấn đưa ra mức đầu tư hơn 32.800 tỉ đồng. Ảnh: Hà Minh
Để xây dựng cảng Liên Chiểu, đơn vị tư vấn đưa ra mức đầu tư hơn 32.800 tỉ đồng. Ảnh: Hà Minh


Từ những phân tích hiện trạng về công suất cảng Tiên Sa, tính phức tạp của giao thông TP Đà Nẵng khi công suất cảng Tiên Sa được nâng lên từ 10-12 triệu tấn/năm, đơn vị tư vấn đã đưa ra 3 kịch bản để phát triển cảng Liên Chiểu. Qua đó, nêu bật những ưu điểm và hạn chế, đồng thời, kiến nghị TP Đà Nẵng triển khai theo phương án 2 với Mô hình đầu tư cảng Liên Chiểu (Có tổng mức đầu tư 32.861 tỷ đồng) bao gồm 2 hợp phần đầu tư – Theo hình thức “PPP”.

Hợp phần A của nhà nước đầu tư: Xây dựng hạ tầng dùng chung cho khu cảng (nạo vét luồng và khu quay trở, Đê chắn sóng, Đê chắn cát, Đường ngoài cảng, Kè bảo vệ bờ…). Tổng mức đầu tư hơp phần A là 10.209 tỷ đồng bằng nguồn vốn ODA và vốn ngân sách (Giai đoạn khởi động 2022 có tổng mức đầu tư 3.426 tỷ đồng)

Hợp phần B của nhà đầu tư: xây dựng khai thác mở đầu 12 bến (Đầu tư bến cùng hạ tầng trên bến (Đường bãi, công trình kiến trúc và mạng kỹ thuật, Thiết bị, nạo vét khu đậu tàu…). Tổng mức đầu tư hợp phần B là 22,652 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vay trái phiếu hoặc ODA. Thực hiện theo hình thức “PPP” (Giai đoạn khởi động 2022 có tổng mức đầu tư 3.952 tỷ đồng.

Đà Nẵng muốn xây cảng biển Liên Chiểu giảm tải cho cảng Tiên Sa
Đó là kiến nghị của ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng tại buổi làm việc sáng 18/3 với ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư