-
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền
-
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nền tảng để giữ gìn bản sắc chính là sự gắn bó cảm xúc
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật -
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng
![]() |
Phiên họp chiều 23/6 của Quốc hội. |
Quy định giao dịch bất động sản thanh toán qua ngân hàng còn là hình thức bảo vệ quyền lợi của các bên khi có tranh chấp xảy ra, theo đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc giang), Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Không có lý do để dùng tiền mặt
Tham gia thảo luận về Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi (Dự thảo) chiều 23/6 tại Quốc hội, đại biểu Thịnh cho rằng, Dự thảo nên quy định phương thức thanh toán trong giao dịch bất động sản là phải chuyển khoản qua ngân hàng.
Vì, việc này thực hiện không khó, khi thanh toán qua ngân hàng trong nền kinh tế đã phổ biến, tiện dụng. Thực tế, ngay cả các giao dịch bất động sản ở nông thôn thì cũng cần được công chứng tại trung tâm các huyện hoặc thị tứ, nơi đều có các phòng giao dịch của ngân hàng thương mại ở đó.
Lý do tiếp theo là đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 cũng đã được Chính phủ nêu: sửa đổi các văn bản pháp luật để quy định thanh toán không dùng tiền mặt trong các lĩnh vực có giá trị giao dịch lớn như bất động sản, phù hợp với pháp luật phòng chống rửa tiền, phòng chống tham nhũng.
“Chính phủ và các địa phương cũng đã quy định và đang thực hiện được việc thanh toán không dùng tiền mặt với phạm vi toàn quốc như thu học phí các bậc học phổ thông, thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường, tiền điện, nước sinh hoạt, thì không có lý do gì để giải thích khi không quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với giao dịch bất động sản”, ông Thịnh phát biểu.
![]() |
Đại biểu Phạm Văn Thịnh tham gia thảo luận. |
Theo đại biểu Thịnh, quy định thanh toán qua ngân hàng còn là một hình thức bảo vệ quyền lợi của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Vì thực tế, khi giao dịch bất động sản không qua sàn, tức chỉ có hợp đồng chuyển nhượng được công chứng viên chứng thực, không có thanh lý hợp đồng nên vẫn xảy ra rủi ro cho cả 2 bên khi có tranh chấp vì việc bên mua - bán và công chứng viên phối hợp để thực hiện đồng thời việc hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng và chứng thực hoàn thành giao dịch diễn ra đồng thời cùng một lúc là rất phức tạp.
Vì vậy, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng sẽ là một tài liệu quan trọng để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan khi có tranh chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không qua sàn xảy ra. Còn đối với giao dịch qua sàn, thanh toán không dùng tiền mặt cũng giúp đảm bảo quyền lợi của các bên tốt hơn khi có tranh chấp xảy ra.
Quy định thanh toán qua ngân hàng còn góp phần chống thất thu thuế một cách hiệu quả khi giá trị của giao dịch bất động sản thường có giá trị lớn và liên quan đến hầu hết sắc thuế quan trọng như thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ, ông Thịnh nhấn mạnh.
Lo sàn giao dịch bất động sản quá nhiều quyền
Liên quan đến giao dịch qua sàn, đại biểu Dương Khắc Mai (Đăk Nông) nêu, Điều 61 Dự thảo quy định giấy xác nhận giao dịch qua sàn là cơ sở để các chủ thể tham gia giao dịch kê khai nộp thuế cho nhà nước, đăng ký biến động, sang tên quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất theo quy định của luật này và các luật khác có liên quan.
Quy định như vậy thiếu căn cứ, ông Mai khẳng định và phân tích, sàn giao dịch bất động sản không thể và không nên quy định giá bán làm cơ sở để tính thuế bởi không thể xác nhận giá bán qua sàn là giá mua bán thực tế của các bên. Vì chủ thể hoàn toàn có thể khai giá giao dịch qua sàn thấp hơn giá trị thực, hoặc cao hơn giá trị thực vì mục đích trốn thuế, thậm chí là rửa tiền.
Ông Mai cũng cho rằng, cơ sở để các bên đăng ký biến động, sang tên quyền chủ sở hữu đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Công chứng. Trong đó, giao dịch bất động sản phải đảm bảo các điều kiện để được coi là hợp pháp bao gồm tính xác thực, hợp pháp. Giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản chỉ bảo đảm rằng thông tin về giao dịch đó là minh bạch chứ chưa thể khẳng định tính xác thực, chưa chứng minh được tính hợp pháp của giao dịch đó.
Quy định tại Điều 61 trao cho sàn giao dịch bất động sản quá nhiều quyền vốn không thuộc chức năng, nhiệm vụ của nó, chồng lấn và xung đột với các luật khác, trong đó có Luật Công chứng. Từ khái quát này, đại biểu Mai đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, quy định lại các quy định này cho phù hợp.
-
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nền tảng để giữ gìn bản sắc chính là sự gắn bó cảm xúc
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
-
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dự lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng tại Nga -
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng -
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025 -
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia -
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025 -
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
[Emagazine] Đường đến thịnh vượng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025