
-
Việt Nam lần đầu có sàn giao dịch khoa học và công nghệ
-
MobiFone đảm bảo vận hành thông suốt hệ thống công nghệ phục vụ người dân Hà Nội
-
VNPT “giữ cửa - canh dữ liệu" phục vụ mô hình chính quyền 2 cấp từ 1/7/2025
-
Đăng ký gói cước, nhận ngay voucher: Ưu đãi kép dành riêng cho thuê bao MobiFone
-
Sẽ có gần 70.000 trạm BTS 5G, phủ sóng tới 90% dân số Việt Nam -
MobiFone triển khai hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cho tỉnh Thái Nguyên
Trong 3 năm liên tiếp (2015 - 2017), Bitel là công ty có tốc độ tăng trưởng thuê bao nhanh nhất Peru. Đây cũng là nguyên nhân giúp cho tốc độ tăng trưởng thuê bao của toàn Peru giai đoạn 2014 - 2018 lên tới 30%, trong khi con số này tại các nước trong khu vực chỉ là 6%.
Chính thức cung cấp dịch vụ ngày 15/10/2014, Bitel là thương hiệu quốc tế đầu tiên của Viettel kinh doanh ở một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Bitel đã xây dựng được hạ tầng di động vượt xa các đối thủ có mặt trên thị trường trước đó hàng chục năm khi trở thành mạng cáp quang lớn nhất (26.000 km), gấp 1,5 lần so với nhà mạng đứng thứ 2. Bitel cũng trở thành nhà mạng có vùng phủ data lớn nhất (Bitel bỏ qua 2G, đi thẳng lên 3G, 4G và hiện là nhà cung cấp dịch vụ Internet tốt nhất Peru). Trong vòng 9 tháng, mạng 4G của Bitel đã có vùng phủ rộng nhất Peru với 3.200 trạm (gấp 4 lần đối thủ thứ 2).
![]() |
Bitel - Thương hiệu của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Peru đã có 5,1 triệu thuê bao, tương đương với thị phần 13,5%. |
Đi kèm theo đó, mật độ thâm nhập điện thoại di động trên dân số tại Peru thời điểm Bitel bắt đầu kinh doanh gần tới mức bão hòa là 94%, nhưng hiện đã vọt lên 124% (các nước lân cận chỉ tăng thêm 5%).
Sau 2 năm kinh doanh, Bitel đã có lãi trong khi nhà mạng thứ 3 vào Peru đã hoạt động 10 năm chưa có lãi (các công ty viễn thông đầu tư ra nước ngoài thường có lãi sau khoảng 4 - 5 năm). Hiện tại, Peru với thương hiệu Bitel trở thành thị trường quốc tế có doanh thu lớn nhất (trung bình 30 triệu USD/tháng) trong số 10 quốc gia Tập đoàn Viettel đang kinh doanh. Trong giai đoạn 2015 - 2018, doanh thu của Bitel tăng trưởng gần theo cấp số nhân, năm sau gần gấp đôi năm trước.
Hiện tại, Bitel có 1.700 nhân viên chính thức (trong đó 1.590 người Peru, chiếm 94%) và cung cấp việc làm gián tiếp cho hơn 10.000 người Peru khác.
Tháng 3/2017, trong trận lũ lớn nhất lịch sử Peru 20 năm gần đây, Bitel là nhà mạng duy nhất giữ được dịch vụ thông suốt và được các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin. Tại Peru, Bitel cũng là nhà mạng duy nhất cung cấp Internet miễn phí cho 4.500 trường học với gần 1 triệu học sinh; và cung cấp dịch vụ miễn phí cho 112 cơ sở y tế và 166 cơ quan chính quyền với tổng giá trị 55,4 triệu USD.
Bitel đang do Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) - một đơn vị thuộc Tập đoàn Viettel quản lý và điều hành trực tiếp nhưng kết quả kinh doanh chưa được hợp nhất với Viettel Global. Nguyên nhân là theo quy định của chính phủ Peru, Bitel phải do Tập đoàn Viettel đứng tên đầu tư và việc này chỉ có thể thay đổi sau 5 năm chính thức hoạt động.

-
“Vòi bạch tuộc” sim rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành -
Sẽ có gần 70.000 trạm BTS 5G, phủ sóng tới 90% dân số Việt Nam -
MobiFone triển khai hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cho tỉnh Thái Nguyên -
Tạo nền móng hợp tác công - tư trong khoa học công nghệ -
Sử dụng AI có trách nhiệm trong lĩnh vực quốc phòng -
Triển khai Cổng Dịch vụ công quốc gia trở thành điểm "một cửa số" tập trung, duy nhất -
AWS ra mắt Trung tâm Đổi mới Sáng tạo đầu tiên tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách