
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
-
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng
-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
Ông Georges Joseph Ghorra, đại diện Công ty Tài chính quốc tế (IFC) cho biết, IFC nhận thấy có nhiều cơ hội đầu tư ở Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và tiêu dùng, song khó khăn hiện nay là, tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế, trong khi quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng diễn ra khá chậm, nhất là với xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có thị trường mua - bán nợ để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
![]() | ||
Nợ xấu của ngành ngân hàng đang chiếm 4,17% tổng dư nợ toàn nền kinh tế |
Phát biểu tại Diễn đàn Gateway to Vietnam diễn ra cuối tuần qua, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ cho rằng, vấn đề cần giải quyết hiện nay là làm sao để hình thành được thị trường mua - bán nợ. Nhưng việc hình thành thị trường này đang rất khó, bởi người nước ngoài chưa được sở hữu bất động sản, trong khi tài sản đảm bảo của khoản nợ chủ yếu là bất động sản.
“Cần có những giải pháp mở hơn thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua - bán nợ. Chẳng hạn, những dự án đang xây dựng dở dang nhưng cạn vốn có thể cho phép thu hút vốn nước ngoài để hoàn thành dự án; cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu bất động sản; tăng quyền cho VAMC trong xử lý hành chính để có thể xử lý triệt để nợ xấu, thay vì chỉ chuyển đổi như hiện nay”, TS. Lịch nói.
Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là kéo nợ xấu xuống 3% trong năm 2015. Đánh giá vấn đề này, TS. Trần Du Lịch cho rằng, nếu tập hợp các giải pháp đồng bộ, như kích tổng cầu kinh tế, giảm lãi suất cho những đối tượng doanh nghiệp có dự án kinh doanh tốt, ngân hàng tiếp tục hy sinh lợi nhuận để tăng trích dự phòng rủi ro, giảm bớt thủ tục hành chính để có thể phát mãi tài sản nhanh, thì có thể thực hiện được mục tiêu trên. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là làm thế nào để hình thành được thị trường mua - bán nợ để thu hút vốn ngoại.
“Hiện tại, nợ xấu của ngành ngân hàng chiếm 4,17% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Tổng nợ xấu đã xử lý của ngành ngân hàng đến cuối tháng 8/2014 là khoảng 210.000 tỷ đồng, còn lại 161.000 tỷ đồng, trong đó bao gồm cả nợ xấu mới phát sinh. Một khi nợ xấu tăng, thì nguy cơ đối với ngân hàng vẫn lớn”, TS. Lịch nhấn mạnh.
Ông Cấn Văn Lực, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, để xử lý được nợ xấu, cần tăng quyền lực và tiềm lực tài chính cho VAMC. Đồng thời, các khoản nợ xấu bán ra phải được định giá theo giá thị trường thì mới có thể thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Theo kinh nghiệm của quốc tế, Hàn Quốc bán nợ xấu thu lại 45%, Trung Quốc thu lại 40% và các nước phải mất thời gian khá dài mới có thể xử lý được nợ xấu. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay, sau khi mua nợ xấu từ các ngân hàng thương mại, VAMC vẫn chưa thể bán ra bởi chưa có thị trường mua - bán nợ, do đó, nợ xấu chưa thể xử lý nhanh.
Đại diện một tập đoàn tài chính nước ngoài cho rằng, một vấn đề quan trọng trong xử lý nợ xấu là phải sớm hình thành thị trường mua - bán nợ và thực hiện công khai, minh bạch để thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Có như vậy, việc xử lý nợ xấu mới được đẩy mạnh, nhờ có nguồn lực tài chính để thực hiện.
SHB đề nghị được “chiếu cố” về nợ xấu () Ngân hàng SHB vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không tính dư nợ cho vay Vinashin và các đối tượng chuyển giao từ Vinashin khi tính toán tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng khi thực hiện xếp hạng, cấp hạn mức và các công văn xin phép khác. |
Chính phủ thúc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng () Trong Nghị quyết mới ban hành, Chính phủ yêu cầu NHNN tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại. |
VAMC không muốn hay sợ bán nợ xấu () Thời gian qua, nhiều khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các ngân hàng đưa ra bán đấu giá năm, bảy lần, nhưng vẫn thất bại. Dù vậy, lãnh đạo VAMC vẫn khẳng định, mua nợ về không phải để bán. |
Thùy Vinh
-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao? -
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort