Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Cần Thơ đẩy mạnh chuyển đổi số
Huy Tự thực hiện - 03/01/2022 09:56
 
Kiên định mục tiêu chuyển đổi số, xây dựng và phát triển đô thị thông minh để Cần Thơ xứng tầm là thành phố trung tâm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ.
Ảnh minh họa.
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ

Thưa ông, TP. Cần Thơ đã đạt những kết quả nổi bật nào về thực hiện “mục tiêu kép” trong năm 2021 và những giải pháp đề ra trong năm 2022 để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố?

Năm 2022, Cần Thơ xác định chủ đề là: “Tập trung kiểm soát hiệu quả Covid-19; thích ứng an toàn, linh hoạt để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố”, Thành phố đã ban hành danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 (đợt I); dự kiến, Quốc hội thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ tại kỳ họp bất thường, sẽ mở ra những thuận lợi, cơ hội lớn trong kêu gọi và thu hút các nguồn lực đầu tư.

Trong bối cảnh đó, Cần Thơ thực hiện 4 giải pháp trọng tâm: Đổi mới mô hình tăng trưởng; Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp; Trình duyệt Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu, xin ông cho biết những kết quả mà TP. Cần Thơ đã đạt được trên lĩnh vực này và định hướng cụ thể đến năm 2025?

Thành phố đã triển khai và vận hành thí điểm Trung tâm điều hành đô thị thông minh và 8 dịch vụ đô thị thông minh, trên cơ sở đánh giá kết quả thí điểm để tiến hành triển khai xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh và triển khai một số lĩnh vực ưu tiên.

Xây dựng khung kiến trúc ICT cho Đô thị thông minh phù hợp với hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Quyết định số 829/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2019 về việc ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (phiên bản 1.0).

Hoàn thiện triển khai các nền tảng phát triển chính quyền điện tử, Thành phố ban hành Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 29/1/2021 phê duyệt nâng cấp Kiến trúc chính quyền điện tử TP. Cần Thơ lên phiên bản 2.0, trong đó trọng tâm là xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung...

Một số ngành thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư như xây dựng hệ thống quản lý giao thông thông, Dự án Y tế thông minh, trang bị hệ thống phần mềm ứng dụng du lịch thông minh, xây dựng nền tảng và hạ tầng cho trung tâm điều hành đô thị thông minh... 

Trong các cơ quan nhà nước, hệ thống dùng chung được triển khai và khai thác sử dụng hiệu quả giúp công tác quản lý, chỉ đạo điều hành các cấp, các ngành như Hệ thống thư điện tử Thành phố với hơn 12.000 hộp thư được cấp trên địa bàn Thành phố, trên 95% cán bộ, công nhân viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử; Hệ thống quản lý văn bản, hồ sơ công việc đã triển khai đến 100% các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp từ cấp thành phố đến cấp xã, đã kết nối, liên thông với Trục liên thông văn bản Quốc gia. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin như mạng truyền số liệu chuyên dùng được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn; Trung tâm dữ liệu Thành phố đảm bảo duy trì, phục vụ cho việc vận hành các hệ thống dùng chung của Thành phố…

Triển khai áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin mạng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động của cơ quan, tổ chức; thí điểm triển khai Trung tâm Giám sát an toàn thông mạng và kết nối, chia sẻ thông tin với Hệ thống giám sát quốc gia.

TP. Cần Thơ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đưa Trung tâm điều hành đô thị thông minh vào vận hành chính thức trong thời gian tới, triển khai trong các lĩnh vực ưu tiên: giao thông vận tải, an ninh trật tự, du lịch, y tế và giáo dục... đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp và phát triển hạ tầng số.

Những giải pháp đột phá nào trong thời gian tới nhằm tạo môi trường để Cần Thơ đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển bền vững, xứng tầm đô thị trung tâm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Năm 2022, dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen. Dự kiến, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ tại kỳ họp sắp tới, sẽ mở ra những thuận lợi, cơ hội lớn, tạo cơ chế thu hút đầu tư, xây dựng TP. Cần Thơ thành trung tâm phát triển của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp xứng đáng của sự nghiệp phát triển chung của đất nước, nhất là tập trung khôi phục sản xuất trên địa bàn Thành phố, tạo môi trường kinh doanh ổn định và năng động.

TP. Cần Thơ sẽ khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố (khi Quốc hội thông qua). Trình phê duyệt Quy hoạch phát triển TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và tổ chức thực hiện Quy hoạch, đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách.

Tăng cường công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh, giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Thành phố. Tập trung mời gọi các tập đoàn lớn đầu tư vào những dự án trọng điểm của Thành phố như: Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, Ô Môn; Dự án Logistics hàng không; Trung tâm Tài chính khu vực Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Trung tâm Dịch vụ, du lịch tại quận Ninh Kiều… Đây là những dự án nền tảng, sẽ tạo tiền đề thu hút được các dự án đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp, các dự án kho vận, dịch vụ logistics hoặc giải quyết được đầu ra cho vấn đề phát triển du lịch, dịch vụ cao cấp của Thành phố.

Sẽ trình Quốc hội cơ chế đặc thù mới cho Cần Thơ
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí trình Quốc hội một số chính sách mới riêng cho Cần Thơ và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư