-
Điểm danh 4 thị trường ASEAN điều tra hàng Việt nhiều nhất -
Xây dựng chiến lược sales và marketing bắt kịp xu hướng bền vững -
Hải Phòng bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất sau bão số 3 -
VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ -
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác
Ông Trần Văn, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. |
Ông nghĩ sao về việc điều chỉnh mức giảm trừ từ 9 triệu lên 11 triệu đồng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân và từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng cho người phụ thuộc?
Mức thuế thu nhập cá nhân hiện hành mới chỉ là tính toán ban đầu ở mức thấp, người nộp thuế chưa có cơ sở để khấu trừ được những chi tiêu lớn của gia đình liên quan đến chỗ ở, học hành, chữa bệnh..., mà chỉ tạm tính một mức là 9 triệu và 3,6 triệu đồng. Luật Thuế thu nhập cá nhân đã có hiệu lực 7 năm rồi, mức giảm trừ này đã lạc hậu, nên cần phải điều chỉnh.
Song đó chỉ là giải pháp tình thế. Theo tôi, đã đến lúc cần phải tính đến việc sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân một cách căn cơ hơn, quy định mức giảm trừ dựa trên các tính toán khoa học, chứ không mang nhiều định tính như hiện tại.
Tức là cần sửa toàn diện, tính lại biểu thuế, thưa ông?
Luật Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế phức tạp. Ở một số nước, các cá nhân trong diện nộp thuế này phải có cơ quan khai hộ. Tức là cuối tháng, cuối năm, tất cả hoá đơn chi tiêu phải được người nộp thuế đưa cho người khai hộ đó để người ta tính toán, kê khai cho đầy đủ. Điều này khuyến khích người nộp thuế khi tiêu dùng phải yêu cầu cơ quan cung cấp dịch vụ, bán hàng xuất hoá đơn. Và như thế, cơ quan thuế quản lý tốt hơn, giảm thất thu thuế.
Nói chung, sau thời gian thực hiện khá dài, cũng đến lúc sửa toàn diện, tính toán căn cơ hơn để có thể tính toán chi phí hợp lý của người nộp thuế, chứ hiện giờ, nhiều khoản chi tiêu của cá nhân, gia đình có tính toán được đầy đủ đâu.
Một số chuyên gia tài chính cho rằng, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh không chỉ dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI), mà còn cần tính cả việc thay đổi tương đối về mức sống tối thiểu chung (như cách hiểu về điều chỉnh lương tối thiểu). Vì thế, nếu chỉ nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng thì chưa thoả đáng?
Tôi rất đồng tình với quan điểm này. Không chỉ tính đến mức sống tối thiểu chung, mà theo tôi, cần phải tính toán được chi phí, mức sống khác nhau ở nông thôn, thành thị. Từ mặt bằng giá cả đến chi phí cá nhân như tiền thuê nhà, sửa chữa, mua sắm, chữa bệnh... đều phải định lượng được.
Cơ quan hoạch định chính sách phải tính toán cụ thể, từ đó đưa ra mức giảm trừ, thì thuyết phục hơn. Nếu chỉ đưa ra mức tăng/giảm thì không thuyết phục lắm, nhất là khi thanh toán qua ngân hàng, không sử dụng tiền mặt sẽ trở nên phổ biến.
Ngoài ra, phải tính đến độ trễ của chính sách. Cách tính hiện nay có rất nhiều khoản chi tiêu không được khấu trừ, buộc người ta phải có thu nhập khác để bù đắp, góp phần làm cho xã hội kém minh bạch.
Riêng với đợt điều chỉnh này, nếu tăng hơn nữa thì tốt, nhưng cũng cần phải tính đến dự toán thu ngân sách năm 2020 mà Quốc hội đã quyết định rồi, trong đó có dự toán cụ thể thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... Vì thế, nếu điều chỉnh sâu quá, thì sẽ hụt thu, mà trong điều kiện kinh tế như năm nay thì khó bù đắp được.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc nâng mức giảm trừ gia cảnh sẽ dẫn đến giảm nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân, hay tăng thu nhập khả dụng (thu nhập sau nộp thuế) của các cá nhân, từ đó kích thích chi tiêu hộ gia đình, tăng tiêu dùng xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng thì thu ngân sách sẽ tích cực hơn?
Dĩ nhiên là giảm nghĩa vụ nộp thuế sẽ khuyến khích chi tiêu, sẽ có tác động dây chuyền đến nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu mà Trung Quốc là công xưởng của thế giới, vì thế rất khó khăn. Nhưng nâng mức giảm trừ gia cảnh cũng có ý nghĩa là động viên sức dân, vẫn nên thực hiện.
Ông vừa nói nền kinh tế đang rất khó khăn, vậy có nên ưu tiên thực hiện trước việc giãn, hoãn các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng không?
Theo tôi được biết, Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đã tính đến những điều đó rồi, song quan trọng là các bộ, ngành cần tham vấn cộng đồng doanh nghiệp, người dân xem họ khó khăn thế nào, cần hỗ trợ những gì để có giải pháp đúng, trúng và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách hiện nay.
-
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Bytes for Future góp phần nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho các em học sinh Việt Nam -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/9/2024 -
Các hãng bay phấp phỏng trong mùa thấp điểm -
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão -
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- SLP Việt Nam chung tay hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau siêu bão Yagi
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi