-
Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 15/9: Chiến dịch tiêm chủng miễn phí vắc-xin phòng dịch sởi -
Hà Nội bước vào giai đoạn cao điểm dịch sốt xuất huyết -
Già hóa dân số và căn bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi -
TP.HCM thành lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi tại trường học -
Cứu trợ y tế cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
Bệnh nhân là anh T.D.N (42 tuổi, TP.HCM), nhập viện trong tình trạng đau đầu, tê yếu một bên thân, méo miệng và khó nói. Bệnh nhân còn có tiền sử tăng huyết áp không điều trị thường xuyên.
Người nhà bệnh nhân cho biết, tối hôm trước anh D.N đi nhậu tất niên với hội bạn thân, gần 2 giờ sáng mới về. Anh nằm nghỉ đến tầm 6 giờ sáng dậy tắm rửa để đi làm. Bất ngờ anh bị lảo đảo chóng mặt, tê yếu tay, người nhà thấy vậy hỏi thăm nhưng anh nói khó, miệng hơi lệch sang bên. Bản thân anh cũng có hiểu biết về dấu hiệu FAST nên nhờ người nhà đưa vào viện khẩn cấp.
“Rất may anh D.N được phát hiện sớm và đưa đi cấp cứu ngay trong giờ vàng, chúng tôi phải cấp tốc tiết kiệm từng giây phút để nâng cao hiệu quả cứu sống, bảo toàn các chức năng cao nhất cho người bệnh”, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết.
Ngay tại phòng chụp CT não, kết quả chụp bằng máy CT 768 lát cắt hiện đại bậc nhất nhanh chóng được các Bác sĩ trực tiếp đọc ngay trên màn hình, khám và hội chẩn, xác định đúng bệnh cảnh đột quỵ thể nhồi máu não và chỉ định điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (TPA). Người bệnh đồng thời cũng được lấy máu làm xét nghiệm các chỉ số liên quan như CTM, Ure, Creatinin máu, Ion đồ, AST, ALT, TQ-TCK, Troponin I…
Người bệnh được chụp CT não và đánh giá, cấp cứu ngay trong phòng chụp. Ảnh: BV Đa khoa Tâm Anh |
Sau khi giải thích và được sự đồng ý của thân nhân, anh D.N được điều trị tiêu sợi huyết khẩn cấp ngay tại phòng chụp CT. Tổng thời gian từ lúc người bệnh nhập viện đến khi thực hiện cấp cứu khoảng 50 phút. Sau khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, anh D.N tiếp tục được đánh giá liên tục trong nhiều giờ để đảm bảo người bệnh không có các biến chứng khi sử dụng thuốc và các mô não được tái tưới máu tốt.
Thuốc tiêu sợi huyết chứa thành phần hoạt chất chính là alteplase có tác dụng hoạt hóa plasmin là một chất trong cơ thể có tác dụng tiêu hủy huyết khối. Kỹ thuật cấp cứu đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết cần được áp dụng trong vòng 4,5 giờ sau khi mạch máu não bị tắc. Dùng thuốc càng sớm thì hiệu quả cứu sống và hồi phục của người bệnh càng cao.
Để loại trừ nguy cơ anh D.N bị tắc thêm động mạch não lớn, sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết, Bác sĩ chỉ định chụp thêm CTA giúp khảo sát toàn diện các mạch máu não. “Rất may bệnh nhân không bị tắc động mạch não lớn nên không cần can thiệp nội mạch”, Bác sĩ Minh Đức cho biết.
Sau khi được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để theo dõi và điều trị tiếp,hiện anh D.N đã qua cơn nguy kịch, tiên lượng phục hồi tốt.
Giải thích vì sao người bệnh bị đột quỵ cấp sau khi uống nhiều rượu bia, Bác sĩ Minh Đức cho biết người bệnh đi nhậu từ đêm hôm trước. Rượu là thủ phạm gây tiểu nhiều làm tăng độ nhớt máu, dễ tạo cục máu đông. Rượu cũng là nguyên nhân gây co mạch làm nóng bừng người gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, người bệnh còn tắm sáng trong thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm làm co mạch máu, tăng trương lực mạch máu lại làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não.
Ngoài yếu tố thời tiết và rượu bia, nhiều yếu tố của mùa lễ, Tết như giờ giấc sinh hoạt đảo lộn gây stress, thiếu ngủ, ăn uống nhiều thực phẩm chứa chất béo, đường, nạp quá nhiều năng lượng làm tăng cân nhanh… cũng khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao. Bác sĩ Minh Đức đưa ra lời khuyên, mùa lễ Tết dù bận rộn và tiệc tùng nhiều, mỗi người cũng nên giữ ăn uống ở mức vừa phải; hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ, nội tạng; vận động thường xuyên, tránh rượu bia quá đà và giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.
Việc phát hiện sớm dấu hiệu đột quỵ để tranh thủ thời gian vàng cấp cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng, với các biểu hiện thường gặp như tê yếu chân tay, xây xẩm, chóng mặt, đau đầu, méo miệng, giọng nói bị đớ…
Thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ là trong vòng 3 giờ đầu để điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch; nếu muộn hơn từ 4,5 đến 6 giờ tính từ khi xuất hiện triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ thì cần can thiệp nội mạch lấy huyết khối bằng dụng cụ. Cấp cứu càng sớm hiệu quả điều trị càng cao. Trong thời gian chờ đợi cấp cứu, người bệnh không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc gì. Người nhà nên giữ người bệnh tránh bị té ngã, nằm cao đầu. Đồng thời, lập tức đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế có sẵn điều kiện, máy móc, thuốc chuyên dụng để can thiệp đột quỵ kịp thời.
-
TP.HCM thành lập tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi tại trường học -
Cứu trợ y tế cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi mưa lũ -
Tin mới y tế ngày 14/9: Bộ Y tế khuyến cáo về đảm bảo an toàn thực phẩm khi hỗ trợ người dân vùng lũ -
Phát hiện đột quỵ não sau cơn đau đầu -
TP.HCM: Khẩn trương gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ các tỉnh chịu ảnh hưởng bão Yagi -
Ngỡ mắc viêm xoang hóa ra là ung thư vòm họng -
Safpo/Potec tiêm miễn phí vắc-xin uốn ván cho người dân vùng lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi