Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 18 tháng 01 năm 2025,
Cảnh báo ổ dịch sớm nhờ ứng dụng công nghệ số
D.Ngân - 28/04/2021 07:59
 
Việc ứng dụng công nghệ số vào giám sát sự kiện y tế khẩn cấp giúp phát hiện và cảnh báo sớm các ổ dịch.

Tại Hội thảo “Giám sát sự kiện y tế khẩn cấp và nguy cơ dịch bệnh sau thảm họa: Ứng dụng công nghệ số” do Tổ chức Dịch vụ dân số quốc tế tại Việt Nam (PSI Việt Nam) tổ chức đã nhấn mạnh vai trò của ứng dụng công nghệ số vào giám sát sự kiện y tế khẩn cấp trong việc phát hiện và cảnh báo các ổ dịch.

Bà Nguyễn Thị Lê Hoa, Giám đốc PSI Việt Nam phát biểu tại Hội thảo


Năm 2020, từ thành công trong việc huy động y tế tư nhân tham gia sàng lọc và báo cáo bệnh không truyền nhiễm, sốt rét, lao, HIV, PSI Việt Nam đã triển khai ý tưởng xây dựng chatbot (hộp thư trả lời tự động) để kênh y tế tư nhân báo cáo các ca nghi nhiễm Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát dịch sau thảm họa với sự ủng hộ tài chính từ Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID), Tập đoàn Unilver, và Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO).

Bằng việc áp dụng các giải pháp công nghệ để tối ưu hiệu suất và tăng cường tính kịp thời cho hệ thống giám sát và báo cáo dựa vào sự kiện, dự án đã có kết quả bước đầu được các đối tác thực hiện ghi nhận.

Sau 6 tháng triển khai, dự án đã đào tạo 3.099 hiệu thuốc và phòng khám cách sử dụng hệ thống báo cáo, 81.908 ca với các triệu chứng nghi ngờ được báo cáo thông qua hệ thống trở thành một nguồn dữ liệu bổ sung nhằm phát hiện sớm và khoanh vùng dịch bệnh.

Cònviệc giám sát dựa vào sự kiện (Event-based surveillance hoặc EBS) là một trong hai phương pháp giám sát bệnh truyền nhiễm.

Mục tiêu của EBS là nhằm phát hiện sớm các sự kiện có nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và đáp ứng kịp thời, phù hợp, giảm thiểu tác hại đối với cộng đồng.

EBS tiếp nhận thông tin từ ba nguồn chính: Cộng đồng, cơ sở khám chữa bệnh/phòng xét nghiệm, và truyền thông (báo chí, mạng xã hội). Giám sát dựa trên sự kiện được thí điểm tại Việt Nam trong những năm gần đây và quá trình này đã cho thấy rằng EBS giúp phát hiện và cảnh báo các ổ dịch sớm hơn, tăng cường sự hợp tác giữa các cơ sở y tế và khối y tế dự phòng.

Bà Nguyễn Thị Hường, đại diện Cục Y tế dự Phòng cho biết, hiện vẫn còn thiếu hụt sự tham gia từ khối y tế tư nhân vào việc giám sát và báo cáo y tế, đây có thể là tiềm năng lớn về thu thập những thông tin đầu vào quan trọng cho EBS.

Hội thảo “Giám sát sự kiện y tế khẩn cấp và nguy cơ dịch bệnh sau thảm họa: Ứng dụng công nghệ số” nằm trong khuôn khổ dự án “Huy động khối tư nhân tham gia đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng” do PSI Việt Nam thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên và Quảng Bình.

Dự án ước tính sẽ tiếp cận khoảng 6.5 triệu người, bao gồm các y bác sĩ, dược sĩ tại các cơ sở y tế tư nhân và người dân trực tiếp hoặc gián tiếp tới khám chữa bệnh hoặc mua thuốc.
Thanh Hóa tạm dừng 2 sự kiện khai mạc du lịch biển để phòng chống dịch COVID-19
Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hoá vừa có thông báo về việc tạm dừng, không tổ chức một số sự kiện, lễ hội trên địa bàn tỉnh để phòng,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư