
-
TP.HCM triển khai hàng loạt giải pháp đảm bảo an ninh trật tự tại bệnh viện
-
Chấn chỉnh nghiêm túc công tác quản lý, báo cáo số ca mắc Covid-19
-
[Infographic] Chưa coi Covid-19 là bệnh lưu hành
-
Khắc phục tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh lý tim mạch
-
Tin mới về y tế ngày 13/8: Hà Nội tăng cường thanh, kiểm tra thuốc giả; Tiến độ sản xuất vắc-xin Covid-19 của Việt Nam -
Đề xuất giải pháp chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
Theo Cục Quản lý Dược, căn cứ phiếu kiểm nghiệm sản phẩm, thuốc viên nén mang nhãn hiệu Tetracyclin 250mg, số đăng ký: VD-30127-18, lô sản xuất: 092019, ngày sản xuất: 180919, HD: 180923 không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu định tính, định lượng (không có hoạt chất).
![]() |
Bộ Y tế đã cảnh báo thuốc giả Tetracyclin bán trên thị trường và đưa ra dấu hiệu phân biệt thuốc thật và thuốc giả. |
Căn cứ mẫu sản phẩm nói trên, sau khi đối chiếu, xem xét, Cục Quản lý Dược công bố đặc điểm nhận dạng và dấu hiệu phân biệt thật - giả đối với viên nén Tetracyclin 250mg để người dân và các cơ sở được biết.
Các đặc điểm nhận diện cụ thể như sau: Đối với dòng chỉ định sử dụng: Ở thuốc thật, giữa dấu “:” và chữ “xem” không có khoảng cách (thuốc giả thì giữa dấu “:” và chữ “xem” có khoảng cách);
Dòng cách dùng: ở thuốc thật, giữa dấu “:” và chữ “Uống” không có khoảng cách (thuốc giả thì ở giữa dấu “:” và chữ “Uống” có khoảng cách);
Dòng chữ “Nhiễm trùng do Streptococcus”, ở thuốc thật được in nghiêng, còn ở thuốc giả thì không in nghiêng;
Dòng chữ Tiêu chuẩn: Ở thuốc thật, giữa dấu “:” và chữ “DĐVN IV” không có khoảng cách, còn ở thuốc giả thì giữa dấu “:” và chữ “DĐVN IV” sẽ có khoảng cách.
Đối với viên thuốc, ở thuốc thật: Nét khắc chữ "T X" sắc nét, viên thuốc màu vàng xanh; ở thuốc giả: nét khắc chữ "T X" không sắc nét, viên thuốc màu vàng.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và ngăn chặn việc mua bán, sử dụng thuốc Tetracyclin giả, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về thuốc giả trên.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn; xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Tetracyclin 250mg giả nêu trên, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm;
Kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc T Tetracyclin 250mg giả.
Trước đó, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế có Công văn số 5673/QLD-CL gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mẫu thuốc Ophazidon giả.
Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt (thành phần chính là paracetamol và cafein) chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.
Cục Quản lý dược đề nghị, sở y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Ophazidon giả có các dấu hiệu nhận biết nêu trên.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý dược cũng đề nghị các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn; xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Ophazidon giả nêu trên.
Đồng thời, các cơ quan chức năng xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành; kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc Ophazidon giả.
Trên thị trường, thuốc Ophazidon là thuốc giảm đau có thành phần chính: Paracetamol, cafein. Thuốc có chỉ định với các trường hợp đau nửa đầu, nhức đầu, đau nhức toàn thân, viêm họng, viêm xoang, đau bụng kinh, sốt, viêm, đau răng… Thuốc do Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội sản xuất, đóng gói lọ gồm 100 viên nén.
Liên quan đến việc xử lý vi phạm về chất lượng thuốc, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa xử phạt hành chính Công ty PT.Merck Tbk (Indonesia) - Văn phòng đại diện Công ty TNHH Procter&Gamble Việt Nam - số tiền 60 triệu đồng vì sản xuất thuốc Neurobion, Vitamin B1 và B12 không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), Công ty PT.Merck Tbk (Indonesia) sản xuất 2 lô thuốc Viên bao đường Neurobion (Pyridoxin HCl (vitamin B6) 200mg, Thiamin mononitrat (vitamnin B1) 100mg, Cyanocobanlamin (vitamin B12) 200mcg.
Các sản phẩm có số đăng ký VN-20021-16, thuộc lô số D0006203, ngày sản xuất 15/10/20, hạn dùng 14/10/23, và số lô D0083217, ngày sản xuất 14/11/2020, thời hạn sử dụng đến 13/11/2023.
Do vi phạm mức độ 3 theo quy định của pháp luật, lãnh đạo Cục Quản lý Dược đã quyết định xử phạt chính với mức phạt là 60 triệu đồng đối với Công ty PT.Merck Tbk (Indonesia).
Cục Quản lý Dược giao cho Công ty PT.Merck Tbk (Indonesia), đại diện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là Văn phòng đại diện Công ty TNHH Procter&Gamble Việt Nam (địa chỉ: phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) để chấp hành quyết định xử phạt.
Doanh nghiệp này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành. Số tiền nộp phạt sẽ được chuyển vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước TP.Hà Nội.
Trước đó, hồi đầu tháng 5, Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi trên toàn quốc thuốc Viên bao đường Neurobion (Pyridoxin HCl (vitamin B6) 200mg, Thiamin mononitrat (vitamnin B1) 100mg; Cyanocobanlamin (vitamin B12) 200mcg do Công ty PT. Merck Tbk (Indonesia) sản xuất, cũng có số đăng ký, số lô và thời hạn dùng như trên.
Toàn bộ lô thuốc bị thu hồi được xác định vi phạm mức độ 3, do chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam (đóng tại quận Bình Tân, TP.HCM) nhập khẩu.
Tại Việt Nam, các loại thuốc nêu trên đều được bán hầu hết tại các tiệm thuốc. Viên bao đường Neurobion được chỉ định trong điều trị:
Rối loạn thần kinh và các rối loạn mà 3 thành phần chính là vitamin B1, B6 và B12 có thể tác động, chẳng hạn bệnh lý thần kinh trong đái tháo đường, bệnh thần kinh sau ảnh hưởng và viêm dây thần kinh ngoại biên do rượu…
Viêm dây thần kinh và đau dây thần kinh cột sống, đặc biệt là liệt mặt, đau thắt lưng, hội chứng cổ chân, đau dây thần kinh tọa.
Rối loạn do thiếu vitamin B1, B6, B12 như bệnh beri-beri, thiếu máu nguyên bào sắt, co giật ở trẻ do thiếu pyridoxin, viêm dây thần kinh ngoại biên.

-
Chấn chỉnh nghiêm túc công tác quản lý, báo cáo số ca mắc Covid-19 -
Tin mới về y tế ngày 16/8: Đưa vắc-xin vi rút Rota, phế cầu, ung thư cổ tử cung, cúm mùa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng -
[Infographic] Chưa coi Covid-19 là bệnh lưu hành -
Khắc phục tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh lý tim mạch -
Tin mới về y tế ngày 15/8: Số ca Covid-19 nặng gia tăng; Nguy cơ thiếu thuốc chống đông máu trong phẫu thuật tim -
Tin mới về y tế ngày 14/8: Đề xuất nâng phụ cấp cho y, bác sĩ cơ sở -
Tin mới về y tế ngày 13/8: Hà Nội tăng cường thanh, kiểm tra thuốc giả; Tiến độ sản xuất vắc-xin Covid-19 của Việt Nam
-
1 Bộ Công thương đã trình lại Đề án Quy hoạch điện VIII
-
2 Chứng khoán VNDirect lo ngại về các khoản nợ trái phiếu 2.900 tỷ đồng của Kinh Bắc
-
3 Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội: Kích hoạt phương án dự phòng
-
4 Thống nhất vị trí xây cầu Mễ Sở vượt sông Hồng trên đường vành đai 4
-
5 Thiếu dòng tiền tự thân, khó tiếp cận tín dụng, doanh nghiêp nhỏ lo khó phục hồi
-
Nhà máy Đạm Cà Mau bảo dưỡng tổng thể năm 2022
-
Generali Việt Nam ra mắt bảo hiểm đầu tư giáo dục “VITA - Cho Con”
-
TD Group khởi công dự án Boutique Opera House tại Hải Phòng
-
Sắp diễn ra “Hội thảo tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh”
-
Mục tiêu chuyển dịch năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh
-
Vinamilk 10 năm liền góp mặt trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Vietnam