
-
Khởi công dự án Bệnh viện 245 tại Quảng Trị
-
Bình Dương động thổ 2 khu công nghiệp sinh thái tổng diện tích hơn 1.000 ha
-
Long An thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác đầu tư - thương mại với Trung Quốc
-
Khởi công dự án rạch Xuyên Tâm 17.229 tỷ đồng; Mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ
-
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên -
Tập đoàn Tân Thành Đô quan tâm loạt dự án tại Ninh Thuận
![]() |
Phối cảnh hầm Đông Khê, thuộc cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. |
UBND tỉnh Cao Bằng vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất áp dụng một số cơ chế thực hiện dự án cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng); giải ngân vốn đầu tư công; phát triển kinh tế xã hội.
Theo đó, UBND tỉnh Cao Bằng kiến nghị Thủ tướng ủy quyền cho tỉnh được tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh.
Theo UBND tỉnh Cao Bằng, do Dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, đã có ý kiến các Bộ, ngành khi bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, HĐND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Nghị quyết bố trí vốn ngân sách địa phương. Do vậy nếu UBND tỉnh Cao Bằng được phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi trên cơ sở thẩm định của Bộ quản lý công trình chuyên ngành và ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn hoặc tư vấn thẩm tra độc lập trước khi phê duyệt nhằm giảm bớt thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Cao Bằng kiến nghị Thủ tướng cho phép tách phần giải phóng mặt bằng (khoảng 1.000 tỷ đồng) thành dự án độc lập, sử dụng vốn ngân sách địa phương và không tính vào tổng vốn ngân sách nhà nước tham gia vào Dự án.
“Phần vốn ngân sách địa phương tham gia để giải phóng mặt bằng: đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ tỉnh Cao Bằng vay lại từ nguồn trái phiếu chính phủ cho phần giải phóng mặt bằng, do tỉnh Cao Bằng còn nhiều khó khăn, khả năng phát hành trái phiếu địa phương còn nhiều hạn chế”, ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng kiến nghị.
Để hỗ trợ việc huy động vốn tín dụng Dự án, UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất Thủ tướng cho phép phần vốn huy động của nhà đầu tư được vay trong gói tín dụng ưu đãi do Chính phủ hình thành để cung cấp vốn tín dụng cho Đề án thực hiện xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.
Cùng với các kiến nghị trên, để đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án, thu hút nhà đầu tư và phát huy hiệu quả đầu tư, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân cấp, giao quyền cho địa phương trong việc chuyển đổi đất rừng, đất nông nghiệp... thuộc phạm vi tuyến cao tốc đi qua đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 theo Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Ngày 25/5/2021, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành cho Dự án theo Luật PPP tại Quyết định số 774/QĐ-TTg.
Quá trình thực hiện Dự án, với UBND tỉnh Cao Bằng, cân nhắc nguồn lực, tìm mọi giải pháp tối ưu hóa hướng tuyến, tối ưu hóa tổng mức đầu tư, đã được hóa giải bằng công nghệ hầm xuyên núi, cầu vượt thung lũng giảm tổng mức đầu tư từ 47.000 tỷ đồng xuống còn 22.920 tỷ đồng. Không dừng lại đó, Dự án tiếp tục được phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 để triển khai trong giai đoạn năm 2021 - 2025 với tổng mức đầu tư còn 13.740 tỷ đồng.
Theo chủ trương đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dài 115 km, tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng, trong đó đoạn đi qua tỉnh Lạng Sơn có chiều dài 52 km đi qua các huyện: Văn Lãng, Tràng Định; đoạn đi qua địa phận tỉnh Cao Bằng dài 63 km, qua các huyện: Thạch An, Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hòa An và thành phố Cao Bằng.
Để đảm bảo tính khả thi tài chính và khả năng huy động vốn, UBND tỉnh Cao Bằng đã tiến hành điều chỉnh phương án phân kỳ đầu tư Dự án theo hai giai đoạn.
Trong giai đoạn 1, Dự án sẽ đầu tư đoạn tuyến cao tốc từ Km0+00 – Km90+600 với khoảng 21km theo quy mô 4 làn xe nền đường 17m và khoảng 69,6km với kích thước mặt cắt 4 làn xe nền đường 13,5m (phần này sẽ được hoàn thiện theo quy mô dự án trong giai đoạn sau); các công trình hầm trên tuyến cao tốc sẽ thiết kế hoàn thiện 2 ống hầm. Trong giai đoạn 2 sẽ tập trung đầu tư làm mới 33,4km đoạn từ Km90+600 – Km124+025 với quy mô 4 làn xe, nền đường 17m và hoàn thiện mở rộng lên quy mô 4 làn xe phần còn lại của giai đoạn 1 đã đầu tư 2 làn xe.
-
Khởi công dự án rạch Xuyên Tâm 17.229 tỷ đồng; Mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ -
Đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành theo công trình xây dựng khẩn cấp -
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên -
Tập đoàn Tân Thành Đô quan tâm loạt dự án tại Ninh Thuận -
Quảng Nam mở tuyến hàng hải trực tiếp đến Ấn Độ -
Nghị quyết 68-NQ/TW: Bước ngoặt mới trong thu hút đầu tư nước ngoài -
TP.HCM xử nghiêm chủ đầu tư cố tình làm chậm giải ngân vốn đầu tư công
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025