-
Chứng khoán Thiên Việt (TVS) muốn huy động 334 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư chứng khoán -
OCH dùng 33 triệu cổ phần Bánh Givral góp vốn thành lập thêm công ty con -
Công ty D2D kém hấp dẫn khi quỹ đất cạn dần -
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ
Kinh doanh bết bát
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của Cao su Quảng Nam (mã VHG, UPCoM) vừa công bố ghi nhận đây là quý thứ 4, Công ty không phát sinh doanh thu hoạt động, tương ứng doanh thu cả năm bằng 0.
Không phát sinh doanh thu, nhưng Cao su Quảng Nam vẫn ghi nhận chi phí hoạt động với hơn 13,7 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp và gần 10,5 tỷ đồng chi phí khác trong quý IV/2020. Công ty còn ghi nhận khoản lỗ 20,6 tỷ đồng từ liên doanh, liên kết.
Kết quả, Cao su Quảng Nam báo lỗ 47,6 tỷ đồng trong quý IV/2020, nâng tổng lỗ lũy kế cả năm lên 78,2 tỷ đồng. Số lỗ này gấp 3 lần số lỗ hơn 26 tỷ đồng ghi nhận trong năm 2019.
Tính đến ngày 31/12/2020, Cao su Quảng Nam đã lỗ lũy kế 1.344 tỷ đồng. Mặc dù vốn góp chủ sở hữu là 1.500 tỷ đồng, nhưng do thua lỗ nhiều năm qua, vốn chủ sở hữu của Cao su Quảng Nam chỉ còn ghi nhận 281 tỷ đồng, trong đó thặng dư vốn cổ phần hơn 26 tỷ đồng.
Việc 4 quý liên tiếp không có doanh thu của Cao su Quảng Nam không phải là mới. Năm 2017, Cao su Quảng Nam cũng lỗ liền 3 quý liên tiếp và kéo dài sang quý I/2018.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất sau soát xét 6 tháng đầu năm 2020, đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam cho biết, lỗ lũy kế tại thời điểm đó là 1.287 tỷ đồng, đặc biệt là khoản nợ quá hạn phải nộp ngân sách nhà nước là hơn 478 triệu đồng, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã thực hiện cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp phong tỏa các tài khoản của công ty mẹ mở tại các ngân hàng. “Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty”, đơn vị kiểm toán nêu rõ.
Tuy nhiên, theo Báo cáo tài chính quý IV/2020 do Công ty tự lập, tính đến cuối năm 2020, phần thuế và các khoản phải nộp Nhà nước đã lên tới 10,8 tỷ đồng. Trong khi đó, thuế thu nhập hoãn lại phải trả ghi nhận trong nợ dài hạn giảm từ 38,2 tỷ đồng, xuống còn 29,7 tỷ đồng. Như vậy, khoản thuế được hoãn lại đã đến thời hạn phải nộp, càng gia tăng áp lực với Cao su Quảng Nam.
Liệu có khả năng phục hồi?
Dựa trên yếu tố đã nhiều quý không ghi nhận doanh thu, cùng với nhận định của đơn vị kiểm toán, có thể hiểu, Cao su Quảng Nam gần như không có hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chưa kể, năm 2017, Cao su Quảng Nam cũng thoái vốn hàng loạt khoản đầu tư với lý do “tái cơ cấu”, nhưng lại đem về những khoản lỗ khiến các cổ đông nắm giữ cổ phần thời điểm đó không khỏi giật mình.
Tại báo cáo tài chính quý IV/2017 của Cao su Quảng Nam, mục “Các khoản phải thu khác”, Công ty liệt kê giá trị khoản phải thu chuyển nhượng Granite Phú Yên là 21 tỷ đồng, phải thu chuyển nhượng TNHH Hoài Mỹ 1 tỷ đồng và phải thu chuyển nhượng Khoáng sản LC Quảng Trị 8 tỷ đồng. Trong khi đó, tại Báo cáo tài chính quý III/2017, các khoản đầu tư nói trên có giá trị nguyên giá lần lượt là 201,54 tỷ đồng, 25 tỷ đồng và 60 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một số cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu VHG kỳ vọng hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ hồi phục trước thông tin từ đầu tháng 1/2021, giá cao su có xu hướng tăng. Theo báo cáo tài chính quý IV/2020 của Cao su Quảng Nam, dự án trồng cây cao su của Công ty được ghi nhận là chi phí xây dựng cơ bản dở dang, với giá trị 57,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng kỳ vọng từ việc hoàn nhập các khoản dự phòng, bởi một thực tế là tại một số doanh nghiệp, việc trích lập các khoản dự phòng đôi khi nhằm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách hoặc che giấu năng lực tài chính.
Đối với Cao su Quảng Nam, Công ty có khoản đầu tư cổ phiếu 350 triệu đồng, dự phòng 296 triệu đồng ghi nhận từ cuối năm 2019. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt giai đoạn vừa qua, các giá trị nêu trên vẫn không thay đổi khi được hạch toán tại thời điểm cuối năm 2020. Được biết, khoản đầu tư này là 20.000 cổ phần VMG, tương đương giá vốn mà Cao su Quảng Nam bỏ ra là 17.500 đồng/cổ phần. Đóng cửa phiên giao dịch 31/12/2020, cổ phiếu VMG “chốt giá” tại mốc 6.000 đồng/cổ phần. Như vậy, việc ghi nhận giá trị khoản đầu tư này chưa thật sự “sát giá”.
Bên cạnh đó, báo cáo tài chính riêng giữa niên độ 2020 của Cao su Quảng Nam ghi nhận khoản dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cho khoản đầu tư vào CTCP Sản xuất ứng dụng công nghệ cao Thái Sơn (công ty liên kết) tại ngày 30/6/2020 là 75,3 tỷ đồng, tương tự thời điểm đầu năm.
-
Công ty sở hữu Bông Bạch Tuyết quyết thâu tóm Yteco -
CEO Bất động sản Phát Đạt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,4 triệu cổ phiếu PDR -
Hậu bán vốn KDF, KIDO “đau đầu” vì thương hiệu Celano - Merino -
Cược lớn vào xe điện và xe tải nặng, TMTMotors tham vọng lãi gấp 7,7 lần năm cũ -
PHS - Công ty chứng khoán đầu tiên ước lỗ năm 2024 -
HNG hết nợ Hoàng Anh Gia Lai -
Đầu tư và Thương mại TNG ước tính lãi 315 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả