
-
Đà Nẵng: Khánh thành trung tâm logistics hiện đại, tiên tiến nhất khu vực miền Trung
-
Đà Nẵng có ưu thế vượt trội để trở thành trung tâm tài chính
-
Sông Hàn, cực tăng trưởng mới cho Đà Nẵng
-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Động lực mới và cơ hội thu hút đầu tư
-
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ -
Đà Nẵng: Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển
Ban Quản lý Dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh Đồng Nai (gọi tắt là Ban Quản lý) vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Đồng Nai về việc bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).
Theo báo cáo, Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai được phê duyệt chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án thành phần 1 hơn 2.800 tỷ đồng, Dự án thành phần 2 gần 2.200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi rà soát hồ sơ thu hồi đất và đối chiếu với các quyết định phê duyệt giá đất để tính tiền bồi thường thì Dự án thành phần 1 tăng hơn 1.066 tỷ đồng; Dự án thành phần 2 tăng hơn 1.019 tỷ đồng.
![]() |
Thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. |
Dù kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tăng hàng nghìn tỷ đồng nhưng phần diện tích đất phải bồi thường lại giảm. Trong đó, Dự án thành phần 1 giảm gần 20 ha; Dự án thành phần 2 giảm hơn 23 ha so với báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.
Lý giải về nguyên nhân khiến chi phí bồi thường tăng, Ban Quản lý cho biết, do giá đất bồi thường, bồi thường tài sản, chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật đều tăng.
Còn diện tích đất phải bồi thường giảm do phần diện tích đất công trong báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt đã tính luôn vào phần đất được bồi thường. Tuy nhiên, phần diện tích đất công chỉ được bồi thường tài sản trên đất và không được bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định tại Điều 82 Luật Đất đai.
Ngoài ra, kinh phí di dời, hoàn trả hạ tầng kỹ thuật đường điện, nước của cả 2 dự án thành phần tăng gần 600 tỷ đồng.
Hiện nay, tiến độ đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai đang chậm tiến độ so với kế hoạch do chưa giải phóng được mặt bằng.
Mới đây, tỉnh Đồng Nai đã thống nhất chia nhỏ các dự án giải phóng mặt bằng để giao các huyện thực hiện, thay vì để một mình Ban Quản lý dự án bồi thường giải phóng mặt bằng của tỉnh thực hiện. Đây là một trong những giải pháp mới nhất mà Đồng Nai thực hiện để đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Tuy nhiên, với việc chi phí giải phóng mặt bằng tăng hơn 2.000 tỷ đồng, có thể Đồng Nai sẽ mất thêm nhiều thời gian để làm các thủ tục và bố trí nguồn vốn thực hiện.

-
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ -
Đà Nẵng: Nửa thế kỷ kiến tạo kỳ tích phát triển -
Hành trang đưa Đà Nẵng bước vào kỷ nguyên mới -
Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án -
Nỗ lực, cố gắng hơn nữa để cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025 -
Kiến nghị làm rõ nhiều nội dung “siêu” dự án vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774,28 tỷ đồng -
Đột phá nâng đời 1.144 km tuyến cao tốc Bắc - Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh